Ngày 29/3, thông tin từ Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Nguyễn Bá Lương cho biết: Ba tháng đầu năm 2017, so với cùng kỳ, toàn tỉnh đã giảm 47 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), bằng 14,7%; diện tích rừng bị phá cũng giảm 113.543 m3, bằng 44,9%. Đây là tín hiệu tốt cần phát huy kịp thời.
Ngày 29/3, thông tin từ Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Nguyễn Bá Lương cho biết: Ba tháng đầu năm 2017, so với cùng kỳ, toàn tỉnh đã giảm 47 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), bằng 14,7%; diện tích rừng bị phá cũng giảm 113.543 m3, bằng 44,9%. Đây là tín hiệu tốt cần phát huy kịp thời.
|
Xe và gỗ vi phạm bị ngành chức năng Đức Trọng tạm giữ ngày 28/2/2017 tại địa bàn xã Ninh Loan. Ảnh: M.Đạo |
Giảm số vụ và mức độ thiệt hại
Trong 3 tháng đầu 2017, các lực lượng chức năng và đơn vị liên quan trên toàn tỉnh đã phát hiện lập biên bản 272 vụ vi phạm Luật BV&PTR; trong đó, vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng 80 vụ (chiếm 29,4%); vi phạm quy định về phát triển rừng 66 vụ (24,3%); vi phạm quy định về quản lý lâm sản 126 vụ (46,3%). Phân tích cụ thể một số hành vi như sau: cao nhất là “Khai thác rừng trái phép” với 79 vụ (chiếm 29%) với hơn 487 m
3; tiếp đến là hành vi “Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước” 67 vụ (24, 6%) với 119, 242 m
3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại. Hành vi “Phá rừng trái pháp luật” 61 vụ (22,4%) với 139,606 m
3 (gần 14 ha); hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật 54 vụ (19, 9%), gần 39,8 m
3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại và hành vi “Lấn, chiếm rừng” xảy ra một vụ, diện tích 341 m
2... Đáng ghi nhận nữa là, trong tổng số 219 vụ vi phạm đã xử lý (212 vụ xử lý hành chính, 7 vụ chuyển xử lý hình sự) đã giảm 4 vụ so cùng kỳ năm 2016. Theo đó, đã tịch thu qua xử lý 78 phương tiện, dụng cụ các loại; hơn 349 m
3 gỗ các loại; thu nộp ngân sách hơn 1.480 triệu đồng, trong đó, tiền phạt gần 595 triệu đồng và tiền bán lâm sản tịch thu hơn 885 triệu đồng. Trong quý I/2017, nhiệm vụ giải tỏa diện tích đất rừng bị phá, lấn chiếm trái phép đã được các đơn vị chủ rừng phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai thực hiện được 58,43 ha cao hơn so với năm trước cùng thời điểm cũng là một kết quả đáng ghi nhận.
Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), 3 tháng mùa khô đầu năm 2017, toàn tỉnh chỉ xảy ra 4 vụ cháy, trong đó 3 vụ cháy thảm cỏ cây bụi dưới tán rừng, diện tích 3,95 ha, không gây thiệt hại về rừng và 1 vụ cháy rừng thông ba lá trồng năm 2014 với khoảng 12,96 ha, mức độ thiệt hại tài nguyên rừng khoảng 70% (4,24 ha). So cùng kỳ mùa khô năm 2015-2016, số vụ cháy đã giảm được 9 vụ với 51,76 ha; đồng thời, mức độ thiệt hại tài nguyên rừng cũng giảm mạnh.
Tiếp tục chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại
Mặc dù trên địa bàn toàn tỉnh không để xảy ra “điểm nóng” về vi phạm Luật BV&PTR, nhưng cần nêu lên một số vụ vi phạm nổi cộm trong quý I/2017 để nghiêm túc kiểm điểm. Đó là tại rừng phòng hộ, tiểu khu 213, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, cuối tháng 12/2016 - đầu tháng 1/2017, đối tượng đã khai thác trái phép 3 cây Dầu, nhóm IV, khối lượng thiệt hại hơn 46,8 m
3 (lâm sản để lại hiện trường). Vụ án được khởi tố hình sự, Công an huyện Đam Rông đang điều tra, xử lý. Đối với trách nhiệm quản lý, cần làm rõ tập thể, cá nhân có liên quan của Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Phi Liêng. Với chức trách chủ rừng, đơn vị này không kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm, cũng không phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, xác minh, thiết lập hồ sơ vi phạm.
Một địa bàn vẫn tiếp tục diễn ra những phức tạp về khai thác gỗ trái phép là huyện Bảo Lâm, điển hình tại xã Lộc Bảo, cuối tháng 12/2016, Công an huyện đã phát hiện ở tiểu khu 375 do Cộng đồng thôn quản lý rừng bị khai thác trái phép. Qua điều tra, đối tượng Bùi Văn Sáu ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã thừa nhận với cơ quan điều tra huyện Bảo Lâm hành vi vi phạm của mình: khai thác trái phép 13 cây gỗ kiền kiền và gỗ chưa xác định loại, khối lượng lâm sản thiệt hại gần 22,9 m
3. Vụ thứ 2, tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Hà Tiến và Công ty TNHH Chấn Lập quản lý (tiểu khu 388a và 389), số lâm sản thiệt hại là 52 cây gỗ giổi và chưa xác định loại, tổng khối lượng gần 130 m
3 (gỗ đã lấy đi khỏi hiện trường hơn 86,3 m
3). Các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra, truy bắt đối tượng bỏ trốn để xử lý nghiêm theo luật định.
Ngoài ra, đó còn là các vụ phá rừng trái pháp luật khác như: tại huyện Lâm Hà, xảy ra 3 vụ, gồm 2 vụ ở địa bàn xã Tân Thanh thuộc lâm phần BQLRPH Lán Tranh quản lý và 1 vụ ở xã Phi Tô thuộc lâm phần BQLRPH Nam Ban quản lý. Cả 3 vụ án này đã khởi tố hình sự về tội hủy hoại rừng. Ở huyện Đam Rông, tại địa bàn xã Liêng S’Rônh, thuộc lâm phần quản lý của BQLRPH Sêrêpốk, đối tượng phá rừng lồ ô, le tép 4.900 m
2; cơ quan Kiểm lâm đang điều tra, xác minh đối tượng vi phạm.
Đó còn là sự vi phạm Luật BV&PTR của 2 công ty, đó là vụ san ủi, cải tạo đất của Công ty TNHH Minh Tú, diễn ra tại huyện Bảo Lâm và vụ thứ hai là gây ngập diện tích rừng do tích nước thủy điện của Công ty Cổ phần thủy điện Trung Nam Krông Nô. Những hành vi tác động đến tài nguyên rừng của hai công ty này đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra và báo cáo bằng văn bản để có hướng xử lý tiếp theo.
Chi cục phó Kiểm lâm Nguyễn Bá Lương cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình vi phạm Luật BV&PTR trên địa bàn vẫn còn diễn ra chưa được giải quyết triệt để. Ngoài nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân chủ quan chính như: công tác kiểm tra, xử lý hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp chưa hiệu quả, việc giải tỏa thu hồi để tổ chức trồng rừng không kịp thời dẫn đến đất lâm nghiệp dễ bị tái lấn chiếm. Các đối tượng phá rừng hoạt động tinh vi, phức tạp, manh động gây khó khăn cho việc truy bắt và xử lý. Sự phối hợp của kiểm lâm - chủ rừng - chính quyền địa phương cấp xã, kiểm lâm - công an một số nơi chưa tốt. Một số chủ rừng, nhất là các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để thực hiện dự án đầu tư còn buông lỏng trong công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR... Chi cục Kiểm lâm đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thời gian tới. “Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, chương trình, dự án về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; phấn đấu giảm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng cả về số vụ và diện tích thiệt hại, góp phần thực hiện mục tiêu chung năm 2017 giảm 20% số vụ vi phạm Luật BV&PTR và giảm ít nhất 50% diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra so với năm 2016”, ông Lương cho biết.
MINH ĐẠO