Hội Người khuyết tật Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn và điều trị nghiện ma túy (trước là Trung tâm 05 - 06 thuộc Sở LĐ-TB-XH) đóng tại Đức Trọng tổ chức chuyến giao lưu "Trái tim đồng cảm" với sự tham gia của 65 người khuyết tật đến từ 4 cơ sở hội Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và 93 học viên đang cai nghiện tại trung tâm.
Hội Người khuyết tật Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn và điều trị nghiện ma túy (trước là Trung tâm 05 - 06 thuộc Sở LĐ-TB-XH) đóng tại Đức Trọng tổ chức chuyến giao lưu “Trái tim đồng cảm” với sự tham gia của 65 người khuyết tật đến từ 4 cơ sở hội Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà và 93 học viên đang cai nghiện tại trung tâm.
Không phải ai sinh ra cũng được lành lặn, nhiều người kém may mắn khi tạo hóa không cho họ hoàn thiện về thể chất, nhưng tâm hồn họ không khiếm khuyết. Dù thiếu tay, thiếu chân phải ngồi xe lăn nhưng đa số người khuyết tật luôn nỗ lực vươn lên kiếm sống để nuôi bản thân mình bằng rất nhiều nghề vất vả. Giao lưu là dịp để người khuyết tật “truyền lửa” cho những người khỏe mạnh, lành lặn cơ thể mà khiếm khuyết tâm hồn phải vươn tới những điều tốt đẹp, từ bỏ con đường chơi bời, nghiện ngập, trở về lao động chân chính, sống tự lập bằng chính sức vóc của mình - ông Tô Phú, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và điều trị nghiện ma túy nhấn mạnh.
Buổi giao lưu đã diễn ra trong không khí thân mật như một gia đình với những trò chơi vui tươi và các tiết mục văn nghệ “hát cho nhau nghe”: Tôi ơi đừng tuyệt vọng (Trịnh Công Sơn), Khát vọng (Phạm Minh Tuấn), Để gió cuốn đi (Trịnh Công Sơn), Đường đến vinh quang (Trần Lập), Ca dao em và tôi (An Thuyên)... Tiếng hát chất chứa tình người, tình yêu thương chân thành như động viên, khích lệ, thôi thúc những con người trẻ tuổi lỡ lầm đường lạc lối trở về đường ngay nẻo chính, không tiếp tục lún sâu vào ma túy.
Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm lần đầu tiên ngày 25/3 được chọn là Ngày xã hội Việt Nam.
QUỲNH UYỂN