Gặp mặt lần đầu tiên sau 42 năm

09:04, 29/04/2017

Sau 42 năm kể từ ngày giải phóng đến nay, đây là lần đầu tiên Đội công tác Thanh niên sinh viên học sinh Đà Lạt đã tiến hành thành lập Ban liên lạc lâm thời và tiến hành tổ chức gặp mặt theo nguyện vọng của nhiều anh chị em ở các gia đình cách mạng tại các bàn đạp Sào Nam, Tây Hồ, Trại Mát (Phường 11), Bồng Lai, Hiệp An, Phú Thạnh, Định An (Đức Trọng)… từng góp phần tích cực trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã có gần 20 anh chị em của đội đã hy sinh anh dũng, trong đó có các anh là cán bộ lãnh đạo của đội như anh Thái Kim Đăng, Đinh Văn Minh Dũng.

Sau 42 năm kể từ ngày giải phóng đến nay, đây là lần đầu tiên Đội công tác Thanh niên sinh viên học sinh Đà Lạt đã tiến hành thành lập Ban liên lạc lâm thời và tiến hành tổ chức gặp mặt theo nguyện vọng của nhiều anh chị em ở các gia đình cách mạng tại các bàn đạp Sào Nam, Tây Hồ, Trại Mát (Phường 11), Bồng Lai, Hiệp An, Phú Thạnh, Định An (Đức Trọng)… từng góp phần tích cực trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã có gần 20 anh chị em của đội đã hy sinh anh dũng, trong đó có các anh là cán bộ lãnh đạo của đội như anh Thái Kim Đăng, Đinh Văn Minh Dũng.
 
Văn phòng Sinh viên Phật tử - nơi xuất phát các cuộc biểu tình. Trong ảnh: Phóng viên Báo Độc Lập (Sài Gòn) đang phỏng vấn một thành viên ban chỉ đạo đấu tranh của SVHS chống bầu cử tổng thống độc diễn năm 1971. Câu: “Muốn làm chính trị phải lì” là của Thiệu nói, sinh viên thêm vào: “Muốn xây dân chủ không đi không bầu”. Hai áp-phích bên dưới, một: “Còn xâm lược Mỹ, còn chiến tranh” và một là áp phích liên danh “DÂN CHỦ” của Thiệu - Hương, bị sinh viên thu về sửa lại thành liên danh “DÂN CHỬI”.
Văn phòng Sinh viên Phật tử - nơi xuất phát các cuộc biểu tình. Trong ảnh: Phóng viên Báo Độc Lập (Sài Gòn) đang phỏng vấn một thành viên ban chỉ đạo đấu tranh của SVHS chống bầu cử tổng thống độc diễn năm 1971. Câu: “Muốn làm chính trị phải lì” là của Thiệu nói, sinh viên thêm vào: “Muốn xây dân chủ không đi không bầu”. Hai áp-phích bên dưới, một là: “Còn xâm lược Mỹ, còn chiến tranh” và một là áp phích liên danh “DÂN CHỦ” của Thiệu - Hương, bị sinh viên thu về sửa lại thành liên danh “DÂN CHỬI”
 
Ông Nguyễn Phan Lũy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Lâm Đồng, từng là cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo Đội cho biết: Đội công tác Thanh niên sinh viên học sinh Đà Lạt ra đời trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được Thị ủy Đà Lạt thành lập và trực tiếp chỉ đạo từ tháng 8 năm 1968 và hoạt động tích cực cho đến tháng 4 năm 1975. Cụ thể là đã chỉ đạo và xây dựng một số bàn đạp tiêu biểu ở hướng Đông Bắc, như: Gia đình chị Mai Huệ, Mai Hoa,bác Thanh, chị Tý, anh Tám, chị Thúy (Mùi), bác Cửu Tuệ, anh Thái Ngô Lý, chị Bốn Bang, chị Hạnh, Trang, Thu ở Sào Nam, Tây Hồ; cụ Huệ ở Tự Tạo… Địa bàn xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng) có gia đình chị Năm Ái, bác Chín Lùn, bác Hiên, tịnh xá Ngọc Thạnh, cụ Đặng Tú Phong, ông Lầu Khường… Họ đã không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh để nuôi giấu cán bộ, đóng góp tích cực cả tinh thần và vật chất cho cách mạng.
 
Về lực lượng nội thành trong sinh viên, học sinh, trí thức có các hệ A, B, C vừa là cơ sở bí mật trong các trường trung học Bùi Thị Xuân, Trần Hưng Đạo, Bồ Đề, Văn Học, tại các khoa của Viện Đại học Đà Lạt, sinh viên, Phật tử Đà Lạt.
 
Phát huy truyền thống và rút kinh nghiệm của phong trào sinh viên năm 1966, thanh niên sinh viên học sinh Đà Lạt đóng góp xứng đáng vào tổng tấn công vào mùa xuân Mậu Thân (1968) và năm 1970. Đặc biệt, từ năm 1971 đến ngày giải phóng Đà Lạt (3/4/1975), lực lượng nội thành đã tổ chức nhiều hoạt động, các cuộc biểu tình, hội thảo chống quân sự học đường, đòi dân sinh dân chủ, chống bầu cử độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu, đòi dân tộc tự quyết, bảo vệ văn hóa dân tộc, đòi thi hành Hiệp định Paris, bảo vệ hòa bình… Bằng phương thức và nghệ thuật hoạt động trong đô thị, trong lòng địch các hệ A đứng đầu là chị Lê Thị Quyền, Võ Thị Thu Uy, Nguyễn Thị Nhung; hệ B đứng đầu là anh Nguyễn Trọng Hoàng cùng với hệ C đã tập hợp, móc nối xây dựng lực lượng cốt cán bí mật, bán công khai, công khai, cảm tình thân hữu thành lực lượng hàng trăm người tham gia các hoạt động công khai do đảng viên các hệ A, B, C lãnh đạo. Và chính lực lượng này, từ đầu năm 1975 đã chuẩn bị khẩn trương sau khi Phước Long (6/1/1975), Buôn Ma Thuột (10/3/1975) giải phóng; cụ thể như đợt rải truyền đơn ngày 26/3/1975 do các anh Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Tri Diện, Trần Văn Cơ (hệ B) chỉ đạo và tổ chức thực hiện đã làm cho kẻ địch ở Đà Lạt hoang mang, rệu rã, hoảng loạn phải rút chạy khỏi Đà Lạt. Sự kiện này đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng nội thành thanh niên sinh viên học sinh cùng nhân dân Đà Lạt nổi dậy, làm chủ thành phố tiến tới góp phần to lớn giải phóng Đà Lạt - Lâm Đồng. Để có những thành quả này, phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tài tình của Thị ủy, Thường trực Thị ủy như các đồng chí Mai Xuân Ngọc, Lê Văn Phận, Năm Nhớt, Vũ Linh. Đội công tác Thanh niên sinh viên học sinh Đà Lạt còn có sự góp sức của bộ phận thoát ly ở căn cứ, cả hệ thống cơ sở bàn đạp, bộ phận giao liên phục vụ thông tin, liên lạc kịp thời, phục vụ cán bộ ra vào giữa nội thị và căn cứ an toàn.
 
Ban liên lạc tặng quà cho anh chị em trong đội gặp khó khăn
Ban liên lạc tặng quà cho anh chị em trong đội gặp khó khăn
Hơn 50 anh chị em trong Đội công tác Thanh niên sinh viên học sinh Đà Lạt đã về họp mặt. Cuộc hội ngộ diễn ra thấm tình đồng đội, vừa động viên nhau sống tốt sống khỏe, vừa chia sẻ những kỷ niệm hào hùng của một thời oanh liệt. Anh chị em cũng mong muốn hằng năm, Ban liên lạc của Đội nên tổ chức gặp mặt một lần, ra ấn phẩm kỷ niệm của Đội và dành nhiều phần quà động viên, thăm hỏi những anh chị em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường đoàn kết, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, góp phần làm cho hoạt động của Đội công tác Thanh niên sinh viên học sinh Đà Lạt ngày càng được củng cố và phát triển.             
 
TRẦN TRỌNG VĂN