Những năm gần đây, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) đối với các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng cùng các đơn vị liên quan ngày càng được phân minh. Biện pháp, giải pháp đề ra đã cụ thể, vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện...
Những năm gần đây, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) đối với các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng cùng các đơn vị liên quan ngày càng được phân minh. Biện pháp, giải pháp đề ra đã cụ thể, vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện. Vì vậy, rất cần sự đánh giá, thẩm định nghiêm túc của cấp quản lý sau thời gian thực hiện để kịp thời ghi nhận, khen thưởng hoặc chấn chỉnh, phê bình thực chất.
|
Cần dứt điểm điều tra và xử lý nghiêm vụ phá rừng nghiêm trọng tại huyện Bảo Lâm (ảnh khám nghiệm hiện trường vào tháng 7/2016). Ảnh: M. Đạo |
Rất nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
Chỉ tính thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị số 12, 08 và 1685. Liên quan 5 tỉnh Tây Nguyên, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 “Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”. Riêng tỉnh Lâm Đồng, một văn bản hết sức quan trọng được coi là chỉ đạo toàn diện và đầy đủ nhất trong lĩnh vực QLBV&PTR trên địa bàn, đó là Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác QLBV&PTR, quản lý lâm sản”; cùng đó là Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng...
Gần đây, ngày 23/1/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có Văn bản số 470/UBND-LN về việc tiếp tục tăng cường công tác QLBV&PTR, quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh. Văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND huyện, thành phố; các đơn vị chủ rừng trên địa bàn “tập trung thực hiện quyết liệt, đầy đủ, có hiệu quả” các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 6055/UBND-LN ngày 3/10/2016 về việc tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30 nêu trên và Thông báo số 02/TB-UBND ngày 3/1/2017 kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S tại Hội nghị tổng kết công tác QLBVR, PCCCR; trồng rừng, trồng cây phân tán 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017…
Mới đây nhất, đó là Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư ngày 12/1/2017, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBV&PTR. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện số 25-KH/TU ngày 31/3/2017. Và ngày 4/4/2017, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 179/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Ngày 14/4, UBND tỉnh tiếp tục có Văn bản số 2168/UBND-LN nêu lên những chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đối với công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh; đồng thời chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
Trách nhiệm rõ ràng, giải pháp quyết liệt
Tại Thông báo số 191/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt ba giải pháp trọng yếu. Cụ thể: “Thực hiện nghiêm chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Kết luận số 97-KL/TW ngày 9/5/2014 của Bộ Chính trị và từ nay thực hiện nghiêm túc đóng cửa rừng tự nhiên. Không chuyển mục đích sử dụng 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện còn sang mục đích khác, kể cả các dự án (DA), công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai (trừ các DA phục vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây công nghiệp”. Ngoài ra, đó còn là rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các DA chuyển đổi rừng sang các cây trồng khác và các DA chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp (ĐLN) từ năm 2006 đến nay; kiên quyết thu hồi diện tích rừng, ĐLN thuộc các DA vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng quy định. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương cải tạo, chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trục lợi. Đó còn là giải pháp giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống của người dân sống trong và gần rừng; kiểm điểm, xử lý rõ trách nhiệm quản lý của địa phương để mất rừng; giải quyết kịp thời tình trạng di dân tự do; quản lý cơ sở chế biến gỗ; sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp...
Kế hoạch 25-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, vấn đề đặt ra là thực sự tạo được những chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc về nhận thức về công tác QLBV&PTR, bảo vệ môi trường. Từ đó, cần có những hành động tích cực, quyết liệt và có hiệu quả trong phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng; hạn chế thấp nhất số vụ vi phạm, thiệt hại tài nguyên rừng và điểm nóng vi phạm Luật BV&PTR.
Tại Văn bản số 2168/UBND-LN, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành UBND huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng, tổ chức, cá nhân liên quan tập trung thực hiện những nội dung rất cụ thể. Trách nhiệm rất rõ ràng: Sở NN&PTNT khẩn trương tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Văn bản số 824/UBND-LN ngày 17/2/2017; chỉ đạo Quỹ BV&PTR, các đơn vị trực thuộc triển khai có hiệu quả hai Nghị định của Chính phủ (số 147/2016 và số 90/2010); khẩn trương hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Giám sát, đôn đốc các đơn vị chủ rừng (ĐVCR) thực hiện quyết liệt trồng rừng thay thế; tiếp tục chỉ đạo kiểm lâm phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt, mua bán động vật hoang dã trái phép... Sở NN&PTNT còn có trách nhiệm khẩn trương rà soát, ký hợp đồng thuê rừng với các doanh nghiệp, tổ chức có DA đầu tư; theo dõi, giám sát và kịp thời tham mưu xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương thiếu trách nhiệm để rừng bị phá, khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép... xảy ra trên địa bàn quản lý.
Với Sở Tài nguyên và Môi trường, đó là nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐLN, bảo tồn đa dạng sinh học, khoáng sản; kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý và cương quyết giải tỏa diện tích ĐLN bị lấn chiếm, san ủi trái phép, sử dụng sai mục đích để trồng lại rừng; kiểm soát chặt chẽ; đề xuất xử lý trách nhiệm chủ rừng, tổ chức, cá nhân để ĐLN được giao (thuê) bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích... Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp rà soát, theo dõi, kiểm tra các DA đầu tư; kiên quyết xử lý, thu hồi dự án vi phạm, sai phạm nghiêm trọng gây thiệt hại tài nguyên rừng... Sở Tài chính kịp thời thẩm định, tham mưu phân bổ, bố trí kinh phí để địa phương, ĐVCR chủ động công tác QLBV&PTR... Với Công an tỉnh, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an cấp huyện chủ động phối hợp lực lượng chức năng (chủ rừng, kiểm lâm, quản lý thị trường...) tăng cường kiểm tra, đấu tranh, triệt phá các đường dây, băng nhóm hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng, lấn chiếm, sang nhượng ĐLN trái phép... Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp tiếp tục nắm chắc tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc, tuyên truyền, vận động QLBV&PTR...
Đối với các UBND huyện, thành phố tiếp tục báo cáo cấp ủy chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc QLBV&PTR. Xác định công tác QLBVR, PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục. Theo đó, tập trung kiểm tra, xử lý các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép...; kiểm tra, truy quét, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng vi phạp Luật BV&PTR; điều tra, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm mang tính phức tạp... “Nơi nào để xảy ra phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm ĐLN trái phép... mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời và không tìm ra đối tượng vi phạm thì người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền nơi đó chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy và UBND tỉnh” (Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Yên thay mặt UBND tỉnh chỉ đạo).
MINH ĐẠO