Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó đặt ra yêu cầu "từ năm 2017 sẽ đánh giá, xếp hạng công tác BVMT đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một trong các lĩnh vực BVMT rất được quan tâm, đấy là nguồn nước thải đang được triển khai thực hiện ra sao trên địa bàn tỉnh.
Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó đặt ra yêu cầu “từ năm 2017 sẽ đánh giá, xếp hạng công tác BVMT đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một trong các lĩnh vực BVMT rất được quan tâm, đấy là nguồn nước thải (NT) đang được triển khai thực hiện ra sao trên địa bàn tỉnh.
Phân loại dự án thải NT
Chấp hành chỉ đạo từ Chỉ thị số 25 và Kết luận số 268a của Thủ tướng, ngày 29/9/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 5993/UBND-MT giao cho các sở: TN&MT, Xây dựng, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp (KCN) và UBND 12 huyện, thành phố triển khai thực hiện.
Trao đổi với lãnh đạo Sở TN&MT Lâm Đồng, Phó Giám đốc Lương Văn Ngự cho biết, tính đến thời điểm cuối năm 2016, tỉnh đã đạt được một số kết quả trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, các đơn vị chức năng đã tiến hành rà soát, phân loại và lập danh sách các cơ sở có nguồn thải NT công nghiệp lớn để kiểm tra, giám sát. Qua phân loại về lưu lượng xả thải NT trên toàn địa bàn tỉnh có 21 cơ sở. Điển hình có 4 nguồn thải với lưu lượng NT trên 1.000 m
3/ngày, bao gồm: dự án thoát nước, thu gom và xử lý NT thành phố Đà Lạt; Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng và 2 dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Lộc Sơn và Phú Hội. Còn lại 3 nguồn thải có lưu lượng NT từ 500 - 1.000 m
3/ngày, đêm và 14 nguồn thải có lưu lượng NT từ 300 - 500 m
3/ngày, đêm. Ông Lương Văn Ngự cũng cho biết: Căn cứ kết quả rà soát, phân loại nguồn thải của cơ sở, ngành đã lập danh sách và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về BVMT năm 2017 theo chỉ đạo của Bộ TN&MT và UBND tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, tiếp tục thống kê các đối tượng có các hoạt động thải NT tương tự thuộc đối tượng thanh kiểm tra của Bộ TN&MT để đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong năm nay.
Tăng cường kiểm tra, giám sát
Tại Chỉ thị số 25 nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TN&MT “Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có lưu lượng NT từ 200 m
3/ngày, đêm trở lên trên phạm vi cả nước; rà soát đánh giá tác động môi trường (ĐTM), công trình, biện pháp BVMT của các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, hoàn thành trong năm 2017”. Đối với UBND tỉnh, thành phố “Tập trung xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các KCN; yêu cầu tất cả các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý NT tập trung; buộc đối tượng có quy mô xả lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở TN&MT địa phương”.
Ngày 7/4/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Sở TN&MT, Công an tỉnh; BQL các KCN và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có công tác BVMT. Cụ thể, Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở ô nhiễm môi trường theo Chỉ thị số 25 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các cơ sở có xả NT. Theo đó, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm, không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về BVMT. Đối với UBND huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ chấp hành đúng các quy định về BVMT; từng bước di dời và chấm dứt việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực dân cư.
Tại các KCN, yêu cầu phải có hệ thống xử lý NT tập trung thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc NT tự động liên tục và truyền số liệu về Sở TN&MT để theo dõi, giám sát. Riêng KCN Lộc Sơn, UBND tỉnh đã cấp Giấy phép xả NT vào nguồn nước theo đề nghị của Giám đốc Sở TN&MT ra sông Đại Bình với lưu lượng lớn nhất 1.000 m
3/ngày, đêm. Đồng thời yêu cầu, Công ty Phát triển hạ tầng KCN Lộc Sơn có trách nhiệm tuân thủ nghiêm các nội quy, quy định như thực hiện quan trắc môi trường; có các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình xả NT, nhất là vào mùa mưa...
Chi cục phó Chi cục BVMT, Sở TN&MT Lâm Đồng La Thiện Luân cho chúng tôi biết: Trên cơ sở của Quyết định số 2807 của Bộ TN&MT (kế hoạch của Bộ thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg), Sở đang xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trên địa bàn tỉnh theo tình hình thực tế. Các nội dung như: Kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng và vận hành thử nghiệm các công trình BVMT đối với các dự án lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường đã được Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá ĐTM. Hoặc kiểm tra, giám sát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường; Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường các vùng kinh tế trọng điểm và các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường; Tăng cường năng lực giám sát, kiểm soát các nguồn thải lớn có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường...
MINH ĐẠO