Xác định nguyên nhân ban đầu vụ 13 căn nhà bị lún, nứt

10:04, 28/04/2017

(LĐ online) - Trong cuộc họp thứ hai kết thúc lúc 18giờ30 chiều ngày 27/4 tại trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng, các nhà khoa học sau khi kiểm tra, đánh giá sơ bộ khu vực 13 căn nhà bị lún, nứt tại đường Trương Công Định và Nguyễn Văn Trỗi (Phường 2, TP Đà Lạt) bước đầu đã xác định được nguyên nhân dẫn tới sự cố.

[links()] (LĐ online) - Trong cuộc họp thứ hai kết thúc lúc 18giờ30 chiều ngày 27/4 tại trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng, các nhà khoa học sau khi kiểm tra, đánh giá sơ bộ khu vực 13 căn nhà bị lún, nứt tại đường Trương Công Định và Nguyễn Văn Trỗi (Phường 2, TP Đà Lạt) bước đầu đã xác định được nguyên nhân dẫn tới sự cố.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S chủ trì cuộc họp bàn phương án tìm nguyên nhân vụ sụt lún đất
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S chủ trì cuộc họp bàn phương án tìm nguyên nhân vụ sụt lún đất
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S trực tiếp chủ trì cuộc họp cùng các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí - ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty Cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản); Viện Địa chất thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam; lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND TP Đà Lạt, Công ty Cấp thoát nước tỉnh…
 
Báo cáo tại cuộc họp, ông Võ Ngọc Trình – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho biết  có 13 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng vùng liên quan có 45 hộ với 218 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Tới ngày 27/4, qua kiểm tra tổng thể có thêm một số vét nứt nhỏ từ hai hộ dân, ngoài ra còn xuất hiện thêm hiện tượng nước bùn màu đỏ xì lên tại nhà số 100B, đường Trương Công Định.
 
Sau một ngày kiểm tra hiện trường, Tiến sĩ Bùi Trọng Vinh - Trưởng Bộ môn Tài nguyên Trái đất & Môi trường, Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí (Trường ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh), nhận định nước mưa từ trên cao (đường Nguyễn Văn Trỗi) chảy xuống ngấm vào lòng đất nhiều ngày qua, không thoát được qua đường ống nước. Do nước dồn ứ nhiều tạo ra các mạch nước chảy mạnh, đẩy đất đỏ phong hóa trong lòng đất lên nền gạch bông tại nhà số 100B. Tuy nhiên, nước kèm bùn đỏ không có mùi hôi tanh, có thể khẳng định không phải nước thải sinh hoạt. Có một số nhà dân bị thất thoát hàng trăm mét khối nước mỗi ngày.
 
Trong khi đó, các chuyên gia Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Công ty Kawasaki (Nhật Bản) đánh giá nước ngầm và mưa lớn được xác định là tác nhân quan trọng gây ra vụ nứt đất. Tuy nhiên, trong các ngày tới vẫn cần thêm các thông số quan trắc bằng các thiết bị hiện đại thăm dò trong lòng đất để theo dõi, đánh giá tiếp. Riêng về đị hình, có thể khẳng định vị trí xảy ra sụt, trượt đất không nằm trong trục đứt gãy địa chất chạy qua tỉnh Lâm Đồng giống như tại huyện Di Linh trước đây. Trong khi đó, lượng mưa khoảng 5 ngày kéo dài khoảng 2 giờ mỗi ngày, trên 110mm là yếu tố gây gia tăng lượng nước ngầm và dòng chảy ngầm dưới lòng đất.
 
Điều đặc biệt qua kiểm tra đối chiếu các thông tin có được, các nhà khoa học cùng Sở, ngành của tỉnh thông tin, khu vực đường Nguyễn Văn Trỗi nằm trên một quả đồi, phía dưới là một bãi rác tồn tại trước năm 1975, sâu khoảng 15m so với bề mặt nền đất hiện tại. Sau năm 1975, khi người dân bắt đầu sinh sống đã dần lấp đất để xây dựng nhà cửa nên nền đất yếu theo thời gian tích tụ đủ nước sẽ gây ra trượt đất, lún nứt. “Sau khi trao đổi kỹ lưỡng với các chuyên gia, nhà khoa học sau một ngày kiểm tra, bước đầu chúng tôi có thể khẳng định trước mắt, nguyên nhân chính dẫn tới sự cố trên là do trước đây khu vực xảy ra sự cố là một bãi rác tồn tại trước năm 1975. Chính việc xây dựng nhà, lấp đất phía trên một bãi rác, khi gặp mưa lớn, nước bề mặt thấm dần vào lòng đất  khiến kết cấu địa chất ở khu vực này yếu đi” - Phó Chủ tịch Phạm S khẳng định.
 
Một đường nứt trước ngõ vào số nhà 100B, Trương Công Định
Một đường nứt trước ngõ vào số nhà 100B, Trương Công Định
Với việc tạm thời xác định nguyên nhân như trên, các chuyên gia cùng các Sở, ngàng của tỉnh đã thống nhất lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, sử dụng máy địa chất để đo các thông số phức tạp có thể đưa ra cảnh báo chính xác giúp cơ quan chức năng cảnh báo kịp thời cho người dân khi có hiện tượng lún, nứt phức tạp thêm. Song song với các giải pháp tức thời trên, việc thăm dò địa chất dưới bãi rác sâu 15m dưới lòng đất, khoan giếng ngầm tại khu vực xảy ra sự cố để rút nước ứ đọng cũng được các chuyên gia tính toán áp dụng trong những ngày tới.
 
V.TRANG - C.THÀNH