Thông tin từ Hội nghị Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Tổng kết 4 năm thực hiện Dự án "Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016" do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì mới đây cho biết: "Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh nhất cả nước, diễn ra liên tục trong 15 năm trở lại đây và có chiều hướng gia tăng".
Thông tin từ Hội nghị Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Tổng kết 4 năm thực hiện Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì mới đây cho biết: “Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh nhất cả nước, diễn ra liên tục trong 15 năm trở lại đây và có chiều hướng gia tăng”. Giai đoạn từ năm 2011-2016, diện tích rừng toàn quốc tăng 989.607 ha, bình quân 160.000 ha/năm; trong đó, rừng tự nhiên giảm 62.675 ha, diện tích rừng trồng tăng 1.052.282 ha, độ che phủ rừng tăng 1,69%. Riêng Tây Nguyên, năm 2000, độ che phủ rừng đạt 55,0% đến năm 2016 chỉ còn 46,0%, giảm gần 9%. Trong khi diện tích rừng nhiều vùng sinh thái tăng nhanh như: Đông Bắc tăng 5%; Bắc Trung Bộ tăng 3%; Duyên hải Nam Trung Bộ tăng 5,2% thì một số vùng có diện tích giảm, đứng đầu là Tây Nguyên giảm 5,8%; Tây Nam Bộ giảm 2,2% và Đồng bằng sông Hồng giảm 1,3%.
Nguyên nhân giảm ở Tây Nguyên do: Chuyển mục đích sử dụng sang trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả khoảng 110.000 ha; chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác (thủy điện, giao thông, công trình công cộng...) khoảng 37.800 ha; Phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để lấy đất canh tác, sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp khoảng 122.900 ha;... Phân tích về chủ quản lý, chủ rừng có diện tích giảm lớn nhất là doanh nghiệp nhà nước với 408.518 ha, bằng 20%; đơn vị vũ trang giảm 59.812 ha, bằng 15% và tổ chức khác giảm 617.993 ha.
ĐẠO PHAN