(LĐ online) - Ngày 3/7, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, số 2 Yết Kiêu - phường 5 - Đà Lạt, đã diễn ra khai mạc triển lãm tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý".
(LĐ online) - Ngày 3/7, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, số 2 Yết Kiêu - phường 5 - Đà Lạt, đã diễn ra khai mạc triển lãm tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
|
Bản đồ các mỏ dầu của Trung Quốc xuất bản tại Hồng Kông năm 1979 – thể hiện phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam |
Đó là những bản đồ quý giá, là nguồn thư tịch cổ tin cậy. Đặc biệt, lần đầu tiên, 9 tài liệu mộc bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam được đưa ra giới thiệu.
Đây là các văn bản liên quan đến quá trình khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bao gồm những phiên bản của tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, các văn bản Hán Nôm có niên đại từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, được trích ra từ những bộ chính sử của triều đình nhà Lê - Trịnh ở đàng ngoài, triều đình nhà Nguyễn ở đàng trong, triều đình Tây Sơn…
Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu của các học giả Nho giáo như Lê quý Đôn, Đỗ Bá tự là Công Đạo, Phan Huy Chú, Nguyễn Thông… Triển lãm đưa ra những tư liệu tiêu biểu được chọn lựa trong hàng vạn tư liệu, thư tịch cổ của Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nhằm minh chứng chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
PHẠM LÊ