CN, 20/04/2025, 17:8

"Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt"

03:10, 12/10/2017

(LĐ online) - Đó là lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu đối với ngành Giáo dục trong bức thư cuối cùng Người gửi cho ngành nhân dịp khai giảng năm học 1968 - 1969, mà đến nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. Đây là bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục trước lúc đi xa.

(LĐ online) - Đó là lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu đối với ngành Giáo dục trong bức thư cuối cùng Người gửi cho ngành nhân dịp khai giảng năm học 1968 - 1969, mà đến nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. Đây là bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục trước lúc đi xa. Bức thư có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và to lớn không chỉ đối với sự nghiệp giáo dục, mà cả đối với dân tộc Việt Nam. 
 
Trong nội dung chính của bức thư, Bác phấn khởi biểu dương những thành tích đạt được của sự nghiệp giáo dục nước nhà: “Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết”; rồi Bác nêu lên một số thành tích tiêu biểu như: miền Bắc đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, số người đi học đã hơn 6 triệu, hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp…và khẳng định “Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt, bảo đảm an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ”.  Theo Bác, đạt được thành tích như vậy bên cạnh có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của nhân dân, điều quan trọng là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ngành Giáo dục “do các cô, các chú, các cháu trong các trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khǎn để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
 
Ghi nhận thành tích của ngành Giáo dục, đồng thời Bác cũng chỉ ra nhiệm vụ cách mạng nước ta nói chung và ngành Giáo dục nói riêng còn hết sức khó khăn, gian khổ và nặng nề hơn trước. Từ đó, Người ân cần căn dặn, chỉ dẫn, định hướng, mong mỏi và yêu cầu: “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng…”, và “Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”…
 
Bức thư cuối cùng Bác gửi cho các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới (1968-1969) hết sức cô đọng, hàm súc (khoảng 800 chữ), thực sự truyền cảm và lay động trái tim người đọc. Nội dung bức thư thể hiện tư tưởng, triết lý sâu sắc về giáo dục – đào tạo mang đậm chất nhân văn, cần được các nhà lãnh đạo, quản lý, các giáo viên, học sinh, sinh viên vận dụng vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Những lời dạy đầy tâm huyết của Bác có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc, là phương châm, phương pháp cho những người làm công tác giáo dục hôm nay và mai sau.
 
Thực hiện lời dạy của Bác, toàn ngành giáo dục đã dẫy lên phong trào thi đua “dạy tốt và học tốt”; hàng ngàn nhà giáo, học sinh, sinh viên đã cố gắng nỗ lực hết mình vì đồng bào miền Nam ruột thịt; hàng trăm nhà giáo và sinh viên đã rời bục giảng, rời ghế nhà trường lên đường đánh giặc… Trong giai đoạn mới, ngành giáo dục đang tiếp tục duy trì phong trào thi đua “Hai tốt” và triển khai thực hiện các phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động tốt các nguồn lực để phát triển giáo dục. 
 
Càng thấm nhuần lời dạy, tình cảm, tư tưởng của Bác trong bức thư cuối cùng Người gửi cho ngành, mỗi thầy cô giáo, học sinh, sinh viên càng quyết tâm biến nhận thức thành hành động cụ thể; luôn khắc cốt ghi tâm, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với tinh thần: Dù khó khăn đến đâu cũng phải ra sức thi đua dạy tốt và học tốt. Ngành Giáo dục – Đào tạo hãy thi đua giữ vững mục tiêu giáo dục, vượt khó vươn lên dạy tốt, học tốt. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp cầnthực hiện tốt dân chủ trong trường học và đổi mới công tác quản lý nhà trường, coi trọng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Người giáo viên phải yêu nghề, tận tâm tận lực với nghề; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, gắn bó mật thiết với nhân dân, gần gũi, yêu thương chăm sóc học sinh… để xứng đáng “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Học sinh, sinh viên phải biết kính trọng thầy cô giáo, thân thiện, yêu quý bạn bè; không ngừng tu dưỡng đạo đức và riêng năng học tập, học một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo, chống thụ động, lười biếng; hăng hái tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường… Ngành Giáo dục – Đào tạo phải đổi mới cách dạy và học theo hướng nâng cao khả năng tự học, học sáng tạo, hình thành thói quen và niềm say mê học tập suốt đời. Đó là công việc đòi hỏi một quá trình phấn đấu liên tục, một sự cố gắng, nỗ lực không ngừng mới đạt được. Có như thế,đất nước Việt Nam mới "sánh vai với các cường quốc năm châu", đúng như điều Bác Hồ hằng mong ước. 
 
Trong thời kỳkháng chiếnchống Mỹ cứu nước vô cùng ác liệt, đất nước gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn và hiểm nguy, nhưng sự nghiệp giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại, phát triển và giành được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và nhân dân ta. Từ những mái trường ở nơi sơ tán, cả một thế hệ tuổi trẻ học đường được rèn luyện theo lý tưởng cách mạng, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ đã trưởng thành về mọi mặt: tư tưởng và tình cảm, ý thức và phương pháp tự học, tự rèn luyện đểtrở thành những người lao động, những chiến sỹ có văn hóa, có kiến thức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong thời chiến tranh và trở thành lực lượnglao động có bản lĩnh và trí tuệ trong xây dựng, phát triển đất nước ở thời bình.
 
Đọc lại bức thưcuối cùng Bác Hồ gửi cho toàn ngành giáo dục, suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm của người giáo viên và học sinh hôm nay, chúng ta càng thấm thía lời khuyên bảo của Bác Hồ trong thư của Người. Giờ đây, tuy đất nước vẫn còn những khó khăn, thách thức nhưng thời cơ và thuận lợi là cơ bản; vì vậy không có lí do gì mà sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo lại không thực hiện tốt những điều Bác Hồ đã dạy.Vấn đề cốt lõi hiện nay là mỗi cán bộ quản lý giáo dục, mỗi thầy cô giáo, học sinh, sinh viên phải biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu của nhà trường, của ngành Giáo dục trong thời kỳ kháng chiến, để tiếp tục phát huy, sáng tạo những bài học đótrong tình hình nhiệm vụ mới.
 
49 năm đã trôi qua, hoàn cảnh của đất nước đã biết bao thay đổi nhưng nội dung bức thư của Bác gửi cho ngành Giáo dục ngày 15/10/1968 đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự nóng hổi; nhất là trong thời điểm chúng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
 
KHÁNH LINH