So với tháng 3/2018, trên địa bàn toàn tỉnh số vụ vi phạm, diện tích thiệt hại do phá rừng và lâm sản thiệt hại đều tăng rất cao trong tháng 4. Và nếu so cùng kỳ năm 2017, diện tích thiệt hại do phá rừng tăng 91%, lâm sản thiệt hại tăng 191%. Ðã đến lúc không thể lơ là, chủ quan.
So với tháng 3/2018, trên địa bàn toàn tỉnh số vụ vi phạm, diện tích thiệt hại do phá rừng và lâm sản thiệt hại đều tăng rất cao trong tháng 4. Và nếu so cùng kỳ năm 2017, diện tích thiệt hại do phá rừng tăng 91%, lâm sản thiệt hại tăng 191%. Ðã đến lúc không thể lơ là, chủ quan.
|
Sau hội nghị trực tuyến QLBVR, PCCCR và trồng rừng, trồng cây phân tán, UBND tỉnh đã ra Thông báo số 08/TB-UBND về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S triển khai nhiệm vụ năm 2018. Ảnh:M.Đ |
Thông tin từ Phó Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Phạm Văn Huy cho biết: Trong tháng 4/2018, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập biên bản 79 vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Trong số này, đã xác định được đối tượng vi phạm 38 vụ, còn 4 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm. Tổng thiệt hại do phá rừng của các vụ nêu trên như sau: diện tích 91.052 m
2 (9,1052 ha); lâm sản 502,32 m
3. Nếu so sánh với tháng 3/2018, cả 3 tiêu chí đều tăng rất cao, trong đó, số vụ vi phạm tăng 68% (bằng 32 vụ); diện tích thiệt hại do phá rừng tăng 91% (bằng 4,3406 ha) và đặc biệt lâm sản thiệt hại tăng đến 499% (bằng 418,507 m
3. Tiếp tục so sánh với cùng kỳ năm 2017 thì tuy số vụ vi phạm giảm được 19 vụ (tương đương 19%), nhưng diện tích thiệt hại do phá rừng lại tăng đến 52% (bằng 31.176 m
2) và lâm sản thiệt hại tăng đến 191% (bằng 329,624 m
3. Tổng số vụ đã xử lý 53 vụ, trong đó, xử lý hành chính 50 vụ và xử lý hình sự 3 vụ. Theo đó, đã tịch thu 120,874 m
3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, thu nộp ngân sách hơn 364 triệu đồng.
Nếu tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2018, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập biên bản 276 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR).
Trong đó, có 128 vụ đã xác định được đối tượng vi phạm và còn đến 148 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm. Tổng diện tích thiệt hại do phá rừng là 20,8061 ha, lâm sản thiệt hại 1.040,64 m
3. So với cùng kỳ năm 2017, đáng mừng là số vụ vi phạm đã giảm được 94 vụ (đạt 25%), nhưng diện tích thiệt hại do phá rừng tăng 4% (tương đương 0,8579 ha) và cũng 4% nhưng là tỷ lệ giảm, đó là số lâm sản thiệt hại (41,35 m
3). Tổng số vụ đã xử lý là 220 vụ (xử lý hành chính 211 vụ, xử lý hình sự 9 vụ), tịch thu 411,682 m
3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, thu nộp ngân sách hơn 1,466 tỷ đồng.
Tìm hiểu về kết quả dẫn đến mức giảm 19% số vụ vi phạm so với cùng kỳ năm 2017 cho thấy gồm các yếu tố như: các cấp, các ngành đã có sự quan tâm chỉ đạo; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng, từ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân đến giao khoán bảo vệ rừng, tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên, liên tục hơn, đặc biệt là tại những khu vực trọng điểm, giáp ranh…
Tuy nhiên, như đã nêu trên, tình hình vi phạm Luật BV&PTR còn diễn ra nhưng chưa ngăn chặn một cách triệt để. Vì vậy, mức độ thiệt hại về rừng tăng. Trong những nguyên nhân, nguyên nhân chính đó là công tác kiểm tra, xử lý hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp chưa đạt hiệu quả. Cùng đó là việc giải tỏa thu hồi để trồng rừng không kịp thời dẫn đến đất lâm nghiệp dễ bị lấn chiếm trở lại. Trong lúc đó, các đối tượng vi phạm ngày càng hoạt động tinh vi, phức tạp, manh động, gây khó khăn cho việc truy bắt và xử lý đối tượng vi phạm. Cũng cần tiếp tục chấn chỉnh trong các lực lượng chức năng để có chuyển biến mạnh hơn về việc phối hợp điều tra, xác minh, truy tìm xử lý các “đầu nậu”, chủ đường dây mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép một cách triệt để hơn. Trong thực tế, hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép không chỉ còn diễn ra mà thậm chí diễn ra khá công khai. Nếu lực lượng chức năng quyết liệt và thực thi công vụ với trách nhiệm cao nhất thì không khó khăn gì để phát hiện và kiểm tra nghiêm túc các cơ sở sản xuất đồ gỗ tại các địa phương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến mất rừng và mất đất lâm nghiệp vẫn tiếp tục cần nêu rõ đó là trách nhiệm từ phía chủ rừng, nhất là các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để thực hiện dự án đầu tư. Vẫn còn đó tình trạng buông lỏng công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Để kiên quyết xử lý và xử lý có hiệu quả những tồn tại này, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng hết sức quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra và tham mưu.
Đối với ngành Kiểm lâm, Phó Chi cục Phạm Văn Huy cho biết, Chi cục đã nêu ra phương hướng nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong tháng 5 để thực hiện. Các nội dung trọng tâm đã được quán triệt, chỉ đạo đến từng đơn vị trực thuộc như các phòng: Thanh tra pháp chế, Sử dụng và phát triển rừng, Tổ chức tuyên truyền và xây dựng lực lượng, Hành chính tổng hợp và 2 đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng cùng 12 Hạt Kiểm lâm của 12 huyện, thành phố. “Mục tiêu của ngành đặt ra là tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, chương trình, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; phấn đấu giảm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng cả về số vụ và diện tích thiệt hại, góp phần thực hiện mục tiêu chung năm 2018 giảm 20% số vụ vi phạm Luật BV&PTR, giảm 20% diện tích/khối lượng lâm sản thiệt hại so với năm 2017”, ông Phạm Văn Huy cho biết.
MINH ÐẠO