Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng

08:10, 18/10/2018

Đến nay, 11/12 huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành việc trồng cây phân tán theo KH năm 2018; riêng thành phố Đà Lạt đạt 91%; toàn tỉnh trồng 46.980 cây, đạt 96,4% so với KH năm 2018. Nhìn chung công tác trồng rừng tập trung triển khai và thực hiện chậm so với kế hoạch. Tổng diện tích trồng rừng từ các chương trình đề án và chính sách trên 3.178 ha, nay thực hiện hơn 1.240 ha, đạt 40% kế hoạch. 
 

Đến nay, 11/12 huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành việc trồng cây phân tán theo KH năm 2018; riêng thành phố Đà Lạt đạt 91%; toàn tỉnh trồng 46.980 cây, đạt 96,4% so với KH năm 2018. Nhìn chung công tác trồng rừng tập trung triển khai và thực hiện chậm so với kế hoạch. Tổng diện tích trồng rừng từ các chương trình đề án và chính sách trên 3.178 ha, nay thực hiện hơn 1.240 ha, đạt 40% kế hoạch. 
 
Trong công tác quản lý và bảo vệ rừng (QLBVR) đã đặt ra một số khó khăn: quỹ đất trồng rừng thay thế manh mún, không tập trung; các ban quản lý rừng chưa chủ động ứng vốn để chuẩn bị hiện trường trồng rừng; diện tích trồng rừng sau giải tỏa bị tái chiếm trở lại. Trong 9 tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng phát hiện lập biên bản 660 vụ vi phạm Luật BVPTR (325 vụ đã phát hiện đối tượng vi phạm, 335 vụ chưa phát hiện đối tượng vi phạm, hiện đang tiếp tục điều tra truy tìm đối tượng), diện tích thiệt hại do phá rừng trên 45 ha, lâm sản thiệt hại 2.552,3 m3. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ vi phạm giảm 147 vụ (giảm 18%), diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 24,6 ha (giảm 35%), lâm sản thiệt hại giảm 478,2 m3 (giảm 16%). Nguyên do dẫn đến tình trạng trên là: vi phạm pháp luật về QLBVR vẫn diễn biến phức tạp. Một số cơ quan chức năng, chính quyền sở tại và đơn vị chủ rừng chưa làm tròn trách nhiệm, buông lỏng quản lý... để xảy ra nhiều vụ phá rừng, ken cây, lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ trái phép.
 
Nhằm khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém trong công tác QLBVR, UBND tỉnh vừa có Văn bản số 5984-UBND-LN yêu cầu: Giám đốc Sở NN-PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các đơn vị chủ rừng; các thành viên Ban chỉ đạo về kế hoạch BV và PT rừng của tỉnh, huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trong công tác QLBVR. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện nghiêm, quyết liệt có hiệu quả các nội dung Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch... của Trung ương, của tỉnh về tăng cường công tác QLBVR và đất lâm nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy định về chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách nhằm sang nhượng đất đai trái phép. Kiên quyết không để xảy ra điểm nóng về vi phạm Luật BV và PTR. Các cơ quan chức năng kịp thời điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm Luật BV và PTR đúng quy định, nhất là các vụ việc có yếu tố hình sự, chống người thi hành công vụ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán theo kế hoạch. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người nhận khoán bảo vệ rừng trong việc tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng... Lực lượng kiểm lâm từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát công tác QLBVR, nhất là tại các địa bàn xảy ra nhiều vụ vi phạm pháp luật về QLBVR như huyện Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm... Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức kiểm lâm lơ là, thiếu trách nhiệm để xảy ra phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã thực hiện quyết liệt công tác QLBVR trên địa bàn. Chỉ đạo các chủ rừng rà soát tất cả các trường hợp vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng (trong khoảng 2 năm nay), kiên quyết cưỡng chế, giải tỏa diện tích bị phá, lấn chiếm để trồng lại rừng. Đối với diện tích do phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp có thời gian trước 2 năm trở đi thì phải kiên quyết yêu cầu trồng xen cây lâm nghiệp cho thích hợp với mật độ phù hợp để khôi phục rừng. Trường hợp không chấp hành thì kiên quyết lập hồ sơ giải tỏa, trồng lại rừng. Địa phương nào không thực hiện, thực hiện không quyết liệt để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép,... Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND tỉnh. Thủ trưởng các đơn vị chủ rừng thường xuyên phổ biến, quán triệt cho cán bộ, nhân viên các quy định của pháp luật về QLBVR, đất rừng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho tập thể, cá nhân thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn... Tổ chức, cá nhân nào để xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản, lấn chiếm đất lâm nghiệp... thuộc phạm vi quản lý, địa bàn phụ trách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
LAN HỒ