Chia sẻ lợi ích từ REDD+

09:11, 14/11/2018

Tỉnh Lâm Ðồng có 9 kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP), nhưng có 3 SiRAP có chia sẻ lợi ích. Ðại diện Ban chương trình Quản lý chất lượng REDD tỉnh Lâm Ðồng cho biết, vừa có báo cáo kết quả quý II và III/2018 đến Chương trình UN-REDD Việt Nam. 
 

Tỉnh Lâm Ðồng có 9 kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP), nhưng có 3 SiRAP có chia sẻ lợi ích. Ðại diện Ban chương trình Quản lý chất lượng REDD tỉnh Lâm Ðồng cho biết, vừa có báo cáo kết quả quý II và III/2018 đến Chương trình UN-REDD Việt Nam. 
 
Truyền thông về REDD cho đối tượng là phụ nữ. Ảnh: M.Đ
Truyền thông về REDD cho đối tượng là phụ nữ. Ảnh: M.Đ

Ba đơn vị triển khai SiRAP thực hiện chia sẻ lợi ích là Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Ban, Lán Tranh và Tân Thượng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp hơn 40.179 ha, chiếm tỷ lệ 6,74% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Trong đó, tổng diện tích đất rừng tự nhiên đưa vào thực hiện hoạt động khoán quản lý, bảo vệ (QLBV) theo kế hoạch hành động REDD+ được thỏa thuận là 8.100 ha (Lán Tranh 2.500 ha; Nam Ban 2.800 ha và Tân Thượng 2.800 ha). Tổng diện tích hợp đồng khoán triển khai thực hiện thí điểm là hơn 8.061 ha, đạt 99,50% diện tích so với thỏa thuận. 
 
Kế hoạch hành động REDD+ cấp SiRAP có thí điểm lồng ghép chia sẻ lợi ích tại tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ tháng 9/2016. Tổng kinh phí thỏa thuận gần 5,971 tỷ đồng. Trong đó, BQLRPH Nam Ban gần 2,064 tỷ đồng; BQLRPH Lán Tranh gần 1,843 tỷ đồng và BQLRPH Tân Thượng hơn 2,064 tỷ đồng. Ông Lê Văn Trung, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết: Chia sẻ lợi ích chính tại 3 đơn vị BQLRPH nêu trên gồm tiền thí điểm REDD+ cho tuần tra bảo vệ rừng (BVR) lồng ghép với tiền dịch vụ môi trường rừng, bình quân 172.000 đồng/ha/năm; trang thiết bị bảo hộ để tuần tra BVR; cấp cây giống trồng xen trong vườn góp phần tăng trưởng xanh. 
 
Ông Diệp Văn Dũng, đại diện Ban giám sát đánh giá Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh cung cấp nhiều số liệu cụ thể. Riêng nhóm hoạt động thuộc về hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra BVR như sau. BQLRPH Nam Ban 6 máy định vị GPSMAP; 4 máy phát cỏ; bộ quần áo đồng phục, mũ tai bèo và giày mỗi loại 200… BQLRPH Lán Tranh, 125 bộ quần áo đồng phục, 3 máy định vị GPS, 4 nhà bạt cọc sắt, 17 võng liền mùng, 4 bình xịt chữa cháy, 2 máy xịt chữa cháy… BQLRPH Tân Thượng, quần áo đồng phục và mũ tai bèo mỗi loại 172 bộ/cái, áo khoác 3 lớp và quần áo đi mưa mỗi loại 19 cái/bộ, 4 máy định vị, 12 bình xịt chữa cháy… Đối với các hoạt động hỗ trợ gián tiếp, cung cấp cây giống sao đen để trồng xen vào vườn cà phê với mật độ 185 cây/ha; trong đó, Nam Ban 3.637cây, Lán Tranh 3.330 cây. Với Tân Thượng, giống bơ sáp ghép 2.544 cây và sầu riêng ghép 1.761 cây. “Qua kiểm tra thực tế, Đoàn giám sát đánh giá ghi nhận: BQL chương trình UN-REDD tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức nghiệm thu, bàn giao giống cây trồng đầy đủ cho các BQLR. Giống cây trồng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách giống cây trồng để trồng ngoài thực địa, tỷ lệ cây sống trồng xen trong vườn cà phê của các hộ dân qua kiểm tra đạt trên 80%”, ông Dũng cho biết. 
 
Cũng kết luận từ Ban này, kinh phí theo kế hoạch và giải ngân đến 30/8/2018 như sau. SiRAP Nam Ban, tổng kinh phí theo thỏa thuận ký kết năm 2016 gần 2,064 tỷ đồng, đến 31/12/2017 giải ngân cho các nhóm hoạt động gần 985 triệu đồng, đạt 47,72%; SiRAP Lán Tranh, tổng kinh phí theo thỏa thuận gần 1,843 tỷ đồng, đến 31/12/2017 giải ngân gần 827 triệu đồng, đạt 44,87% và SiRAP Tân Thượng tổng kinh phí hơn 2,064 tỷ đồng, đến 31/12/2017 giải ngân được hơn 776 triệu đồng, đạt 37,61%. Số người tham gia hưởng lợi trong các hoạt động ở Nam Ban là 220 người (dân tộc thiểu số 120 người và phụ nữ là 100 người); ở Lán Tranh là 200 người (dân tộc thiểu số 150 người và phụ nữ 120 người) và ở Tân Thượng cũng 200 người (dân tộc thiểu số 160 người và phụ nữ 150 người). 
 
Cũng theo ông Diệp Văn Dũng, qua giám sát đánh giá thực tế, từ khi các hoạt động theo Thỏa thuận REDD+ được triển khai đến nay không có đơn thư thắc mắc, khiếu kiện nào từ người dân; các hoạt động được người dân tích cực hưởng ứng tham gia, công khai minh bạch.  
 
Đạt được những thành công trên trước hết nhờ có nhiều mặt thuận lợi. Sự chia sẻ một số lợi ích thiết thực cho người dân như: điều kiện tuần tra QLBVR; hỗ trợ cải thiện sinh kế khi được cải tạo vườn hộ theo hướng phát triển tăng trưởng xanh và giảm phát thải thấp; giải quyết được một trong những nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng theo kế hoạch hành động REDD+. Mặt khác, BQL chương trình, các đơn vị thí điểm cùng cộng đồng, người dân luôn nhận được sự hỗ trợ của cán bộ, chuyên gia; sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên trong quá trình giám sát các hoạt động. Các cấp ở cơ sở đã nắm vững hướng dẫn xây dựng SiRAP và thu hút sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của người dân và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, chủ rừng phần lớn có ý thức tự chủ động huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các gói hoạt động, không chờ kinh phí từ chương trình thí điểm; nhận thức của người dân và cộng đồng về vai trò của rừng đối với cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường là khá cao. 
 
Tuy nhiên, để việc chia sẻ lợi ích trong công tác QLBVR ngày càng hiệu quả và bền vững, cần tiếp tục khắc phục những khó khăn trở ngại. Đây là hoạt động thí điểm, nhiều quy định mới, cán bộ cần chủ động triển khai thực hiện các hoạt động. Quá trình thí điểm tiến hành kéo dài 2,5 năm, việc chi trả dựa vào kết quả (năm cuối cùng nghiệm thu thanh toán) và kinh phí chi trả thấp, chưa đảm bảo chắc chắn duy trì tiếp tục. Hiện mức khoán chi trả từ dịch vụ môi trường rừng tạm ứng theo từng quý ổn định hơn 8 năm nay; đơn giá tăng lên 500.000-600.000 đồng/ha/năm; trong lúc đơn giá chia sẻ lợi ích thí điểm cơ chế REDD+ chi trả sau và đơn giá thấp hơn gấp 3 lần. 
 
MINH ÐẠO