Thứ 7, 19/04/2025, 04:6

Người dân là nội tại giữ và phát triển rừng bền vững (bài cuối)

08:11, 30/11/2018

Ðồng bào DTTS thuộc nhóm người nghèo, dễ bị tổn thương, nhưng bảo vệ rừng (BVR) lại là nhân tố nội tại có sẵn trong văn hóa lâu đời và còn nhiều tiềm năng để phát huy. Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách phù hợp như trao quyền, được hưởng lợi cho họ để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) hiệu quả hơn.

Ðồng bào DTTS thuộc nhóm người nghèo, dễ bị tổn thương, nhưng bảo vệ rừng (BVR) lại là nhân tố nội tại có sẵn trong văn hóa lâu đời và còn nhiều tiềm năng để phát huy. Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách phù hợp như trao quyền, được hưởng lợi cho họ để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) hiệu quả hơn.

[links(right)]
Phát huy nội lực giữ rừng từ dân là cốt lõi
 
Ðồng bào DTTS thuộc nhóm người nghèo, dễ bị tổn thương, nhưng bảo vệ rừng (BVR) lại là nhân tố nội tại có sẵn trong văn hóa lâu đời và còn nhiều tiềm năng để phát huy. Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách phù hợp như trao quyền, được hưởng lợi cho họ để bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) hiệu quả hơn.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt (đứng giữa) kiểm tra và động viên đồng bào DTTS nhận khoán BVR tại Vườn Quốc gia. Ảnh: M.Đ
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt (đứng giữa) kiểm tra và động viên đồng bào DTTS
nhận khoán BVR tại Vườn Quốc gia. Ảnh: M.Đ

Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, tiến sĩ Phạm S chia sẻ với chúng tôi: “Để tiếp tục phát huy giao khoán rừng cho đồng bào DTTS, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục biện pháp trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc để đạt được mục tiêu 55% độ che phủ vào năm 2020. Đây là chỉ tiêu cơ bản đòi hỏi cả hệ thống chính trị, cộng đồng người dân cùng vào cuộc. Tiếp tục giao khoán những diện tích còn lại (nếu đủ điều kiện) đối với các hộ dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng. Đi đôi với  nghiên cứu các loại cây lâm nghiệp mới để trồng, thích ứng trong điều kiện biến đối khí hậu. Khôi phục lại những diện tích đất rừng đã nghèo kiệt hoặc một số diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp nhưng do quản lý hạn chế để dân xâm chiếm để trồng rừng mới, tăng độ che phủ rừng, tăng tính đa dạng sinh học. Lâm Đồng cũng thường xuyên chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị của Trung ương và tỉnh, coi việc quản lý, BV&PTR là của toàn dân và cả hệ thống chính trị”. Để “cả hệ thống chính trị vào cuộc” như ông Phó Chủ tịch Phạm S nhấn mạnh, theo chúng tôi, phải thực chất trong phối hợp, kết hợp chặt chẽ và cả sự đồng lòng, tâm huyết từ nhiều cơ quan, ban ngành liên quan. Lấy ví dụ, quá trình thu thập thông tin để viết bài báo này, các bộ phận chuyên môn của Ban Dân tộc, Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc địa phương đều không nắm được thông tin cụ thể về đồng bào DTTS tham gia BV&PTR. Mỗi khi “chưa thông” thì việc điều hành, đồng hành và giám sát của các ngành sẽ khó đạt hiệu quả như mong đợi. 
 
Phó Thường trực Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới Lang Biang, ông Lê Văn Hương cũng chia sẻ với chúng tôi một số chỉ tiêu được kiểm chứng đến năm 2022 của KDTSQ là: Tỷ lệ mất hoặc suy thoái rừng tự nhiên sẽ giảm 50% so cùng giai đoạn từ 2010-2015; thương hiệu marketing dựa vào bối cảnh tự nhiên và xã hội của KDTSQ sẽ được người dân sống trong KDTSQ và du khách đến thăm Đà Lạt biết đến rộng rãi. 
 
Cùng đó, thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân sống trong vùng đệm sẽ tăng 20% so với mức thu nhập năm 2016-2017…
 
Để đạt được, ông Hương cho rằng, cần tiếp tục thực hiện các vấn đề sau: Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thay đổi hành vi ứng xử với tài nguyên rừng theo hướng tích cực (không phát/phá rừng để mở rộng đất nông nghiệp, không cưa xẻ gỗ trái phép, có ý thức sử dụng lửa, không gây cháy rừng, không săn bắt thú rừng...). Tăng cường vai trò của chủ rừng để hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc cho cộng đồng dân tộc thiểu số thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ký kết với chủ rừng theo hợp đồng. Chỉ khoán cho những người tham gia trực tiếp vào công tác QLBVR và cũng không chia đều. Tích hợp nhiều chương trình, dự án để cải thiện sinh kế cho người dân. Còn giáo sư Nguyễn Hoàng Trí - Chủ tịch Tổ chức Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB) khi bàn về KDTSQ Lang Biang trong 5 năm tới (2018-2022), cho rằng: “Diễn đàn quản lý hợp tác” (CMPF) ở đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam, sẽ góp phần quan trọng vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế - xã hội; gia tăng vai trò hết sức quan trọng của người dân trong BVQLR; tạo điều kiện nâng lợi ích sinh kế cho người dân...”. Tuy nhiên, “Vấn đề quan trọng là thu hút được người dân địa phương vào tham gia CMPF, họ không phải là thành viên của Ban quản lý, nhưng họ lại là người chơi chính”, Cố vấn trưởng dự án, chuyên gia Hiroki Miyazono đến từ Tổ chức JICA, Nhật Bản nhấn mạnh thêm.  
 
Ngày 1/1/2019, Luật Lâm nghiệp chính thức có hiệu lực. Một trong những vấn đề bao quát là cân bằng giữa BV&PTR với tạo sinh kế cho người dân nói chung, đồng bào DTTS sống trong rừng, gần rừng nói riêng. Chủ rừng được xác định rõ hơn về chân giá trị. Bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng. Đã đến lúc cần đột phá về yếu tố xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp, thông qua các chủ rừng nêu trên bằng tính đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp. Vấn đề càng xác đáng khi ngân sách Nhà nước chưa thể đáp ứng đảm bảo định biên về số lượng đội ngũ kiểm lâm theo quy định của Chính phủ như Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/6/2006 và Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010. Hơn lúc nào hết, xã hội hóa lâm nghiệp càng phù hợp chủ trương đóng cửa rừng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đang thấm dần vào cuộc sống và trước biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.  
 
Tổ trưởng nhận khoán BVR Nưng Sang Thiên tuần tra lâm phần của tổ bảo vệ. Ảnh: M.Đ
Tổ trưởng nhận khoán BVR Nưng Sang Thiên tuần tra lâm phần của tổ bảo vệ. Ảnh: M.Đ

Thực tiễn đã và đang chứng minh tác động của chính sách BV&PTR đến phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào DTTS, vùng núi với những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn những bất cập ở chỗ chưa cân bằng được mục tiêu giữa rừng với sinh kế của người dân. Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là phấn đầu đưa cuộc sống miền núi tiến kịp miền xuôi, nhưng thực tế sự chênh lệch ngày càng lớn. Trong khi, chất lượng tài nguyên rừng tự nhiên đã bị suy giảm; nguồn lực chính sách phân tán, chưa tạo được sinh kế phù hợp và nguồn thu nhập ổn định giúp người dân sống được bằng nghề rừng và yên tâm gắn bó với rừng. Mặt khác, các giá trị của rừng đã bị khai thác tối đa theo nhu cầu của xã hội; trong lúc, dân số khu vực miền núi ngày một gia tăng, vô hình trung đang tạo áp lực lớn lên tài nguyên rừng và khả năng tự phục hồi của rừng. Theo phân tích, tổng hợp từ Bộ NN&PTNT, có bốn nguyên nhân chính gây ra mất rừng là: Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để triển khai các dự án phát triển, trồng cà phê, cao su…; khai thác quá mức cho phép; cháy rừng, thiên tai và du canh,du cư, canh tác nương rẫy... vì sinh kế. Những thực trạng này dĩ nhiên ở tỉnh Lâm Đồng không phải là ngoại lệ. Vẫn còn hiện tượng một bộ phận rất nhỏ đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên phát bụi cây để lấn chiếm đất rừng thông qua di cư về làng cũ xảy ra tại các huyện như Lạc Dương, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông… Nguyên nhân chính là họ thiếu đất sản xuất do gia tăng dân số hoặc bị một số người Kinh, nhà đầu tư vào dụ dỗ bán hay cho thuê đất sản xuất; và cũng có phần tử xấu kích động, lôi kéo. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã và đang chỉ đạo mạnh không để tiếp tục diễn tiến tình trạng này; tuy nhiên, tính hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào chính quyền và ngành liên quan ở cấp huyện, cấp xã.    
 
Yên dân thì rừng mới yên
 
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân (gọi tắt là “tam nông”), diễn ra ngày 27/11, trong bài phát biểu kết luận, một trong những nội dung được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đó là  người dân sống dưới rừng còn nhiều khó khăn, “không yên dân mà người dân đói thì sẽ không để rừng yên”. Thực tế đang thấy rõ, Tây Nguyên và cả khu vực rộng lớn các tỉnh, thành Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ đang đối mặt với biến đổi khí hậu gay gắt như hạn hán, lũ lụt… diễn ra hàng năm, nguyên nhân chủ yếu do mất rừng. Cùng đó, không gian kinh tế và không gian văn hóa của Tây Nguyên đang bị thu hẹp lại theo các cánh rừng bị mất. Phục hồi rừng là phục hồi không gian sống không chỉ của Tây Nguyên mà cả khu vực rộng lớn của đất nước. Cả hệ thống chính trị cùng người dân hãy bắt đầu hành động quyết liệt từ tuyên bố của Thủ tướng: hãy giữ rừng Tây Nguyên. 
 
Với tỉnh Lâm Đồng, đã và đang nhận thấy mức độ quyết tâm của “nhiệm vụ chính trị xếp thứ hai sau thu ngân sách” như Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Đoàn Văn Việt quán triệt trước kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh. Dĩ nhiên, cần nhấn mạnh lại, Nhà nước cũng như các địa phương tiếp tục đề ra nhiều chính sách đầy đủ và cụ thể hơn để phát huy cao nội tại từ người dân, trong đó đặc biệt là đồng bào DTTS tham gia BV&PTR. Đó là tăng diện tích giao khoán về rừng và đất lâm nghiệp; tăng mức được thụ hưởng quyền lợi từ BVR và phát triển rừng đối với người nhận giao khoán. Đó còn là, tăng cường việc tham gia giám sát, thẩm định của người dân, cùng tính minh bạch trong những vấn đề liên quan đến rừng ở địa phương như giao rừng, cho thuê rừng hay đất lâm nghiệp, chuyển mục đích sử dụng hay chuyển loại rừng…
 
MINH ÐẠO