(LĐ online) - Còn vài ngày nữa đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02), chúng tôi lên huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh chiêm bái Đại danh y Lê Hữu Trác trong tiết trời se lạnh 180C và lất phất mưa Xuân. Địa phương, dòng tộc cũng vừa tổ chức kỉ niệm ngày mất của Ông (15 tháng 01 âm lịch) và Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) nên cờ phướn, hương hoa còn lưu hình tướngcủa thao thiết, an lành và đạo hạnh…
(LĐ online) - Còn vài ngày nữa đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02), chúng tôi lên huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh chiêm bái Đại danh y Lê Hữu Trác trong tiết trời se lạnh 180C và lất phất mưa Xuân. Địa phương, dòng tộc cũng vừa tổ chức kỉ niệm ngày mất của Ông (15 tháng 01 âm lịch) và Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) nên cờ phướn, hương hoa còn lưu hình tướng của thao thiết, an lành và đạo hạnh…
Quần thể Di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, trải thành vòng cung hơn7 km, là Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia, xếp hạng năm 1990.Theo các bảng chỉ dẫn và lương y Đinh Hữu Dương, chúng tôi diện kiếnnơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, những hiện vật nhuốm đậm màu biến thiên lịch sử hàng trăm, hàng chục năm.
Lê Hữu Trác tên thật là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1724.Cha là Lê Hữu Mưu (thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên); mẹ là Cụ Bùi Thị Thưởng(làng Bàu Thượng, xãTình Diệm, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Là người con thứ bảy trong gia đìnhnên Ông được gọi là Cậu Chiêu Bảy. Dòng họ Lê Hữu có truyền thống khoa bảng, ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ tiến sĩ, làm quan to. Ông Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ, Thị lang Bộ Công, gia phong chức ngự sử, tước bá sau đó được truy tặng Thượng thư.
Sống giữa thời buổi nhiễu nhương, loạn lạc, năm 26 tuổi, Lê Hữu Trácbỏ chốn quan trường, về quê ngoại phụng dưỡng mẹ già ở Hà Tĩnh. Hơn 40 năm náu thân chốn thâm sơn cùng cốc, “Ông già lười” miệt mài tìm kiếm, khảo cứu, ươm trồng các loài cây thuốc bản địa, làm thơ, dạy học, viết sách, chữa bệnh cứu người…Nhiều lần triều đình vời về kinh, đành gắng xong bổn phận, Ông lại trở về Hương Sơn, không màng đến công danh phú quý, nhưng thiên nhiên, con người, trí tuệ và đức cần cù, dân dã…đã hun đúc Ông thành Đại danh y – danh nhân văn hóa của đất nước. Ngày 15 tháng giêng năm Tân Hợi (1791)Lê Hữu Trác mất, để lại cho đời một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật và những trước tác vô song: Hải Thượng y tông tâm lĩnh (28 tập, 66 quyển), Y trung quan kiện (1780), Y hải cầu nguyên (1782), Thượng kinh ký sự (1783), Vận khí bí điển (1786)...“Ẩn sĩ mà đức vẫn sáng, danh hiển – tượng đài, bia đá còn chưa tạc hết công lao” (trích Văn bia).
Theo truyền khẩu, sinh thời,Lê Hữu Trác thường thả diều trên đỉnh núi Giả và hồ Sen (xã Sơn Quang).Trước khi mất, Ông dặn dò con cháu diều rơi ở đâu thì táng Ông ở đó. Vì vậy, mộ Ông hiện ở xã Sơn Trung (cách nhà thờ họ gần 7 km),nơichân núi Minh Tự, bên sông Ngàn Phố, sơn thủy hữu tình, bốn mùa gió hát thông reo... Hệ thống đường dẫn từ khu mộ lên tượng đài lát đá xanh Thanh Hoá (bản rộng 529m x 2,1m), gồm 51 chiếu nghỉ và 230 bậc.
Mộ đá và sân vườn mộ đá có tổng diện tích 12.800m
2. Khuôn viên khu mộ có hệ thống lan can đá, lư hương, nhà Phương Đình, sân dạo, tứ trụ, cổng tam quan, đường đá tam cấp, hệ thống bồn hoa, nhà đón khách…Rất nhiều cây xanh bóng mát do lớp lớp hậu thế trồng như các cây đại, đa lan, hoàng lan, ngọc lan, bồ đề, si, sanh,…Nhiều vị lãnh đạo của Nhà nước và các ban, ngành trung ương, địa phương đã trồng như: Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Chính phủVương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Quốc hộiUông Chu Lưu; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến...
Tượng đài Lê Hữu Trác toàn thâncao 15m, kết tạo từ hơn 1.600 tấn đá cẩm thạch ở trên đỉnh núi Minh Tự. Một sân cũng lát bằng đá rộng gần 6.000m2, phía trước khắc 3 chữ “Đức - Lưu - Quang” trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn;phía sau tượng đài sừng sững 2 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của Đại danh y Lê Hữu Trác về y đức, y thuật.
Đứng trên đỉnh núi Minh Tự nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thủy mặc, bên phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ. Ở đó có“Đường mòn Hồ Chí Minh” chạy qua, cũng là ranh giới giữa xã Sơn Quang và Sơn Trung.
Ngược lên phía Tây hơn 7km là Nhà thờ Lê Hữu Trác ở thôn Bầu Diệm, xã Tình Diệm (nay là xóm 8, xã Sơn Quang), nơi Ông và gia đình sinh sống trước đây. Nhà thờ có tòa Thượng là nơi Lê Hữu Trác bốc thuốc, viết sách;nhà hậu tọa là nơi thờ Lê Hữu Trác gồm 3 gian tứ trụ được chạm khắc tinh vi.Bàn thờ đặt ở gian giữa, có tượng bán thân Đại danh y Lê Hữu Trác, gian phải và trái có lịch niên biểu ghi lại những năm tháng sống và lập nghiệp cũng như những mối quan hệ gia đình, xã hội của Ông. Tây Bắc của khuôn viên, có núi Giả cao 4m, cạnh là hồ Sen 72 m
2 hình bán nguyệt ôm lấy chân núi. Xưa, Lê Hữu Trác dùng để quan sát hướng gió, bắt mạch chữa bệnh,cũng là nơi ông lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai lũ lụt. Trong khu vườn Hải Thượng trồng rất nhiều loại cây có giá trị làm thuốc như mít, ổi, đào, canh, cam, bưởi, ngải cứu, tía tô...
MINH ĐẠO