Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn 2050

09:02, 14/02/2019

Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng Lê Quang Trung cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2050. Vì vậy, trong tháng 2/2019, tỉnh sẽ tổ chức công bố đến tất cả các lãnh đạo địa phương, sở, ban, ngành của tỉnh để cùng triển khai thực hiện.

Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng Lê Quang Trung cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2050. Vì vậy, trong tháng 2/2019, tỉnh sẽ tổ chức công bố đến tất cả các lãnh đạo địa phương, sở, ban, ngành của tỉnh để cùng triển khai thực hiện.
 
Đô thị Đà Lạt đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên. Ảnh: M.Đạo
Đô thị Đà Lạt đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên. Ảnh: M.Đạo
Năm 2025 có 19 đô thị 
 
Xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại, đó là mục tiêu đặt ra từ Chính phủ. Cùng đó, là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển ngành du lịch (bao gồm về sinh thái, nghỉ dưỡng, canh nông và văn hóa - di sản, danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế). Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn 2050 còn là hệ thống đô thị - nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh, khả thi và phù hợp với xu thế hội nhập, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển các không gian đô thị, làng đô thị xanh, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp hài hòa với không gian cảnh quan rừng đặc trưng và không gian bảo tồn đa dạng sinh học của vùng cao nguyên. Nơi đây có hệ thống giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, làm cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả vùng và quốc phòng, an ninh được đảm bảo. 
 
Theo đó, phạm vi lập quy hoạch toàn tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên 9.783,34 km2 ; bao gồm 12 đơn vị hành chính: 2 thành phố là Đà Lạt và Bảo Lộc; 10 huyện là Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Đến 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có 19 đô thị; trong đó 1 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 1 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 6 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, D’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát). Đô thị Đà Lạt đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây Nguyên. Thành phố Bảo Lộc là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng; có vị trí trung tâm về các lĩnh vực như: Dịch vụ - Thương mại hỗn hợp; Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Y tế và giáo dục - đào tạo cấp vùng; Nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia;... Đô thị Di Linh là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Di Linh. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Các đô thị theo chức năng tổng hợp gồm: Đức Trọng, Lạc Dương, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bằng Lăng. Trong đó, đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng. Các đô thị chuyên ngành, đô thị mới cấp huyện gồm: Nam Ban, D’ran, Đạ Mri, Hòa Ninh, Phước Cát, Đạ Rsal.
 
Phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành
 
Lâm Đồng là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Trọng tâm là 4 mục tiêu hướng đến: (1) Xây dựng thương hiệu số một Việt Nam; (2) Xây dựng cụm sản xuất rau hoa số một Đông Nam Á; (3) Xây dựng điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam và (4) Hình thành trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên cứu nông nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên. Theo đó, hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển làng hoa, làng nghề truyền thống, xây dựng làng đô thị xanh và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp. Vùng nông nghiệp gồm: Vùng chuyên canh rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, sản xuất nấm thực phẩm cao cấp và nấm dược liệu. Vùng trồng lúa ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, Lâm Hà; vùng chuyên canh chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Đạ Huoai, Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Tẻh. Vùng chuyên canh cà phê tại Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đà Lạt và vùng trồng cà phê công nghệ cao. Trồng cây mắc ca ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Bảo Lộc; vùng trồng cây ăn quả ở Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh; vùng chuyên canh dâu tằm ở Lâm Hà, Cát Tiên, Đạ Tẻh, thành phố Bảo Lộc; vùng trồng dược liệu: thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương;...
 
Về phát triển chăn nuôi, chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc; bò thịt ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc; chăn nuôi heo ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương,...
 
Vùng phát triển lâm nghiệp, thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa và dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng hiện có, tập trung ở Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Vườn Quốc gia Cát Tiên. Bảo vệ rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các lưu vực sông Đồng Nai, Sêrêpốk, tập trung ở Lạc Dương, Đam Rông, Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, phần lớn là rừng nguyên liệu giấy, tập trung ở Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đơn Dương, Lạc Dương. Phát triển vùng trồng tre nguyên liệu ở Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đam Rông, Bảo Lâm và Di Linh. Gắn kết giữa trồng rừng sản xuất với chế biến tinh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các công ty lâm nghiệp xây dựng và quản lý rừng bền vững để được cấp chứng nhận về quản lý rừng (FSC). 
 
Quyết định quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng còn định hướng phát triển hạ tầng xã hội về phân bố hệ thống các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế vùng, văn hóa, thể dục thể thao vùng, thương mại dịch vụ, trung tâm nghiên cứu. Đó còn là định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cao độ nền và thoát nước mặt; giao thông; cấp nước; cấp năng lượng; quản lý chất thải và nghĩa trang và các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.
 
MINH ĐẠO