UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Văn bản số 691/UBND-LN đến các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng thực hiện nghiêm Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Văn bản số 691/UBND-LN đến các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng thực hiện nghiêm Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giao Sở NN&PTNT làm đầu mối chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, giám sát quá trình triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh; kịp thời xử lý hoặc báo cáo, đề xuất giải quyết, xử lý các khó khăn vướng mắc, các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền và quy định.
Nghị định 06/2019/NĐ-CP có 5 Chương 42 Điều và kèm danh mục thực, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trong đó nhóm I có 92 loài, nhóm II có 87 loài. Được biết, theo Nghị định, Giấy phép CITES (thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội) chỉ được cấp 1 bản duy nhất và phải được ghi đầy đủ thông tin, dán tem CITES hoặc mã vạch, ký hiệu, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ thông tin, có chữ ký, họ và tên của chủ cơ sở nuôi trồng. Giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu có thời hạn hiệu lực tối đa là 6 tháng, đối với Giấy phép nhập khẩu, thời hạn này là 12 tháng…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/3/2019.
M.ĐẠO