Lâm Hà là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Ðồng, có 30 dân tộc anh em trong cả nước cùng hội tụ xây dựng vùng kinh tế mới. Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết của Ðảng và Mặt trận các cấp; công tác tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả...
Lâm Hà là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Ðồng, có 30 dân tộc anh em trong cả nước cùng hội tụ xây dựng vùng kinh tế mới. Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết của Ðảng và Mặt trận các cấp; công tác tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) từ huyện đến cơ sở không ngừng nỗ lực, tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, học tập, lao động, sản xuất, góp phần quan trọng vào hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 - 2019.
Nhân dịp Đại hội đại biểu MTTQVN huyện lần thứ VII diễn ra, phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn bà Khuất Thị Minh Hiền - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
|
Lâm Hà ngày càng phát triển. Ảnh: N.Ngà |
PV:
Thưa bà, bà có thể cho biết những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ VI, 2015 - 2019 của Ủy ban MTTQ huyện Lâm Hà?
Bà Khuất Thị Minh Hiền: Nhiệm kỳ qua, với sự quan tâm của Ủy ban MTTQVN tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện, sự nỗ lực của tập thể Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện, trong đó có sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện trong nhiệm kỳ; Ủy ban MTTQ huyện đã thể hiện rõ tính chất liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân. Công tác tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân được đổi mới. Khối đại đoàn kết tiếp tục được củng cố và phát huy.
Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở tập trung cụ thể hóa các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, tổ chức chính trị từ Trung ương đến địa phương để tuyên truyền phổ biến đến các tầng lớp nhân dân, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, mang tính toàn dân, toàn diện. Thông qua các hội nghị tập huấn, phổ biến quán triệt nghị quyết, diễn đàn, gặp mặt, trợ giúp pháp lý, ngày hội, lễ kỷ niệm, các cuộc họp ở khu dân cư…; phát huy vai trò của thành viên Mặt trận các cấp, ban tư vấn, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng, tổ hòa giải, đặc biệt vai trò của các chức sắc, chức việc các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo, già làng, trưởng bản, người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân… đã góp phần đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Công tác đoàn kết tập hợp các nhân sỹ, trí thức, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng dân cư tiếp tục được phát huy, ngày càng có nhiều cá nhân tiêu biểu tham gia các hoạt động của Mặt trận. Trong nhiệm kỳ đã hỗ trợ các tổ chức tôn giáo tổ chức thành công Đại hội đại biểu người Công giáo, Đại hội Nhơn sanh Cao đài, Đại hội Phật giáo; thi đua học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; thi đua chào mừng đại hội Đảng, đại hội Mặt trận các cấp với nhiều mô hình, chỉ tiêu cụ thể… Chăm lo tổ chức các đoàn Tôn giáo dự đại hội cấp tỉnh. MTTQ huyện đã đẩy mạnh vận động đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện “Tiếng nói chung”, “Quyết tâm thư”, “cam kết thi đua” của già làng các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Ủy ban MTTQ huyện đã phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của Nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Thể hiện trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” giai đoạn 2014 - 2015 và nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Chú trọng phát huy sức mạnh nội lực của cán bộ và Nhân dân, trong 5 năm qua, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đóng góp xây dựng nông thôn mới số tiền trị giá 85,913 tỷ đồng, 33.942 ngày công, hiến 80.098 m2 đất; 188 thôn, tổ dân phố tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư; tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 83% - 86%. Đến nay, đã có 180/188 thôn, tổ dân phố văn hóa; 11/14 xã đạt chuẩn văn hóa, 1/2 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. MTTQ huyện kịp thời tổ chức tôn vinh 86 gương điển hình tiên tiến trong đời thường.
Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” trong nhiệm kỳ đã vận động được 8,168 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 148 căn nhà cho hộ nghèo, sửa chữa 34 căn; hỗ trợ khó khăn, đột xuất, bệnh hiểm nghèo, học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ tết số tiền 2,745 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện từ 4,13% xuống còn 3,11%. Riêng Quỹ “Ủng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo” do huyện phát động, với nguồn quỹ vận động được 1.243 triệu đồng, trong nhiệm kỳ đã tổ chức giải ngân cho 221 lượt hộ vay không tính lãi, đến nay nhiều hộ đã trả nợ và vươn lên thoát nghèo.
Công tác giám sát và phản biện theo Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Từ đó đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, phối hợp, tiếp thu ý kiến và tạo điều kiện về mọi mặt; đồng thời cùng với sự chủ động chủ trì của Mặt trận đã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá và tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, Nhân dân với 1.757 buổi, có 89.527 lượt người tham gia; tổ chức 25 cuộc phản biện vào 2 dự thảo Nghị quyết của Huyện ủy, góp ý vào 230 dự thảo văn bản; tổ chức 96 cuộc khảo sát, 425 hội nghị góp ý cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên ở nơi cư trú. Qua đó, vai trò của Mặt trận, cán bộ Mặt trận ngày càng được nâng cao, khẳng định vị thế, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
PV:
Lâm Hà là địa phương có địa bàn rộng, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh trật tự, dân số đông, nhiều dân tộc, tôn giáo đã phần nào tạo khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vậy để có thể hoạt động hiệu quả, những bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra trong cả nhiệm kỳ là gì, thưa bà?
Bà Khuất Thị Minh Hiền: Có 5 bài học kinh nghiệm được cả tập thể Ủy ban MTTQ huyện rút ra trong nhiệm kỳ qua để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết.
Thứ nhất: Thường xuyên quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, về vị trí, vai trò của MTTQ trong hệ thống chính trị. Chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hoạt động của MTTQ, để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ hai: Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa MTTQ với HĐND, UBND cùng cấp; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên và các ngành chức năng để triển khai chương trình hành động của MTTQ và thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ ba: Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, là điều kiện để MTTQ nâng cao vai trò, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
Thứ tư: Tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác Mặt trận thường xuyên được quan tâm, củng cố, kiện toàn; thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, gắn với xây dựng tác phong người cán bộ Mặt trận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Thứ năm: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thường trực, cán bộ chuyên trách Mặt trận, đề cao tính chủ động, sáng tạo trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ; Phát huy vai trò các tổ chức thành viên Mặt trận, người tiêu biểu trong cộng đồng để phối hợp thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của MTTQ.
PV:
Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn!
ỦY BAN MTTQ HUYỆN LÂM HÀ
Những con số đáng nhớ trong nhiệm kỳ 2014 - 2019
* 85,913 tỷ đồng, 33.942 ngày công, hiến 80.098 m
2 đất là con số Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đóng góp xây dựng nông thôn mới.
* 180/188 thôn, tổ dân phố văn hóa; 11/14 xã đạt chuẩn văn hóa, 1/2 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị là thành tích Lâm Hà đạt được.
* 8,168 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 148 căn nhà cho hộ nghèo, sửa chữa 34 căn; hỗ trợ khó khăn, đột xuất, bệnh hiểm nghèo, học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ tết số tiền 2,745 tỷ đồng là kết quả của Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”.
* 1.243 triệu đồng, trong nhiệm kỳ đã tổ chức giải ngân cho 221 lượt hộ vay không tính lãi là kết quả hoạt động của Quỹ “Ủng hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo”.
* 875 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ năm 2017; Quỹ “Trường Sa” thu được 850 triệu đồng/250 triệu đồng, đạt 340% kế hoạch tỉnh giao. Quỹ “Cứu trợ” với số tiền 271 triệu đồng đã hỗ trợ 12 hộ bị thiệt hại do thiên tai năm 2014.
* 354 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 98 nhà tình nghĩa, tặng quà cho 498 gia đình chính sách tiêu biểu là kết quả của phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nhân đạo từ thiện”.
* 153 tổ dân cử dân nuôi với 1.065 thành viên; 146 tổ tự quản về ANTT với 702 thành viên; mô hình khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, phối hợp cảm hóa giáo dục được 360 đối tượng, trong đó có 138 người đã tiến bộ; Nhân dân đã cung cấp 152 nguồn tin tố giác tội phạm có giá trị.
* 1.757 buổi, có 89.527 lượt người tham gia nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, Nhân dân; 25 cuộc phản biện vào 2 dự thảo Nghị quyết của Huyện ủy, góp ý vào 230 dự thảo văn bản; tổ chức 96 cuộc khảo sát, 425 hội nghị góp ý cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên ở nơi cư trú do MTTQ chủ động chủ trì.
* 16 Ban Thanh tra nhân dân, 16 Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, 188 tổ hòa giải đã tham gia hòa giải thành 502/670 vụ, tham gia giải quyết 1.874 đơn thư, tuyên truyền 1.757 buổi, giám sát 1.170 cuộc và 671 công trình, dự án đầu tư cộng đồng.
D.Q
|
NGUYỆT THU (Thực hiện)