Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về ""Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"" - gọi tắt là Nghị quyết 33, huyện Ðức Trọng đã nỗ lực xây dựng, phát triển văn hóa trên các mặt của đời sống xã hội và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là ""giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc được giữ gìn, phát huy…"".
Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” - gọi tắt là Nghị quyết 33, huyện Ðức Trọng đã nỗ lực xây dựng, phát triển văn hóa trên các mặt của đời sống xã hội và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là “giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc được giữ gìn, phát huy…”.
Nhìn chung, sau 5 năm tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết 33, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn huyện được Huyện ủy Đức Trọng đánh giá “đã có chuyển biến tích cực”.
|
Đồng bào các dân tộc tham gia Lễ hội thác Pongour. Ảnh: Võ Trang |
Xây dựng con người và môi trường văn hóa
Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bất cứ ở đâu cũng do con người đóng vai trò trung tâm trong tiến trình phát triển đó và mọi thành quả có được sẽ quay trở lại phục vụ con người và xã hội. Vì vậy, huyện Đức Trọng đã đặt ra mục tiêu “xây dựng con người phát triển toàn diện” và tạo lập “môi trường văn hóa lành mạnh” trong phát triển văn hóa, con người. Qua đó, Huyện ủy Đức Trọng đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nhất là coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong giáo viên, học sinh. Hiện tại, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành Giáo dục của huyện là 2.747 người, trong đó tỷ lệ giáo viên ở các cấp học đạt chuẩn 100% và có tới 49/76 trường công đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 65,7%. Rộng hơn, là việc đẩy mạnh giáo dục truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc trong cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể quần chúng và Nhân dân thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đi đôi với nâng cao trình độ nhận thức, hưởng thụ văn hóa.
Việc đầu tư cho sự nghiệp văn hóa cũng tăng qua từng năm, nhất là phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Mỗi năm Thư viện huyện cấp phát 1.200 thẻ thư viện, phục vụ 5.000 lượt bạn đọc và trên 18.000 lượt bạn đọc tới mượn sách, báo, tạp chí; luân chuyển hơn 55.000 lượt sách, báo, tạp chí cho thư viện cấp cơ sở và điểm bưu điện văn hóa xã.
Gắn sự phát triển văn hóa với phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ cũng được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 25% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; 20% hộ gia đình tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; 100% trường học đảm bảo công tác giáo dục thể chất. Đối với lực lượng vũ trang, 100% cán bộ, chiến sỹ đạt chuẩn rèn luyện thể thao theo quy định; riêng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có tới 80% tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Để tạo điều kiện cho toàn dân “rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ”, Đức Trọng là một trong những địa phương đi đầu thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động thể thao, từ đó khuyến khích, vận động doanh nghiệp, hộ tư nhân và nhà đầu tư tham gia xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao. Đồng thời, chỉ đạo các ngành liên quan, tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đẩy mạnh việc phối hợp, kiểm tra các dịch vụ kinh doanh văn hóa phẩm, ngăn chặn có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào địa phương. Đặc biệt, chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng dân cư đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Với những nỗ lực nêu trên, sau 5 năm “xây dựng đời sống văn hóa”, nếu như năm 2014 toàn huyện có 36.055/41.350 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 87,1% thì năm 2018 có 38.245/41.656 hộ được công nhận gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 91,8%. Và đến nay có 147/152 thôn, tổ dân phố văn hóa, chiếm tỷ lệ 96,7%; 14/14 xã được công nhận, công nhận lại danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Cùng đó, việc cưới, việc tang ở nhiều địa phương được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, lịch sự, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, hương ước, quy ước khu dân cư và truyền thống dân tộc.
Mặt khác, các cơ quan, đơn vị của huyện và UBND các xã, thị trấn cũng xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai nhiệm vụ chính trị gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” và Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc học tập và làm theo Bác hàng năm còn được các cơ quan, đơn vị và địa phương trong huyện gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, khóa XII. Theo đó, “đã có những chuyển biến tích cực, từng bước làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, đảng viên và Nhân dân”, đồng thời “góp phần khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân”. Và “lối sống văn hóa trong cộng đồng được vun đắp, phát huy, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật được nâng cao” - theo như đánh giá của Huyện ủy Đức Trọng.
Nâng cao chất lượng văn hóa
Điểm qua có thể thấy, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đối với các tầng lớp nhân dân. Đó là 15/15 xã, thị trấn có nhà văn hóa; 147/152 thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc nhà văn hóa cùng với hệ thống truyền thanh, truyền hình hầu như phủ sóng khắp địa bàn huyện. Phát huy cơ sở hiện có, hàng năm các ngành, các cấp trong huyện xây dựng trên 175 chương trình văn nghệ phục vụ Nhân dân các dân tộc; phối hợp với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp về biểu diễn ca nhạc, xiếc, ảo thuật... với khoảng 12 lượt/năm. Chỉ riêng hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng đã tổ chức trên 42 cuộc trong vòng 5 năm qua, nghĩa là bình quân trên 8 cuộc mỗi năm. Bên cạnh đó, Đức Trọng còn huy động nguồn lực xã hội để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Do đó, đến nay huyện đang sở hữu 4 di tích thắng cảnh cấp quốc gia, 2 dich tích cấp tỉnh; bảo tồn và phát huy giá trị di sản cồng chiêng Tây Nguyên, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Các di sản phi vật thể, các loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống được sưu tầm, bảo tồn; nhất là các lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức biểu diễn thường xuyên, góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc trên quê hương Đức Trọng.
Xuyên suốt quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 trên địa bàn huyện được Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Trọng ghi nhận: Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục ý thức tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, giữ gìn truyền thống văn hóa, phẩm chất đạo đức, lối sống, thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực”. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu “xây dựng văn hóa, con người” trong giai đoạn hiện nay, qua đó giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc trong huyện được giữ gìn và phát huy.
Cán bộ văn hóa đủ năng lực, trình độ
Trong 5 năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Đức Trọng đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở các cấp có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển văn hóa bền vững. Theo đó, huyện đã quan tâm quy hoạch và đào tạo cán bộ từ huyện đến cơ sở, xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Cụ thể, đến nay đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao ở cấp huyện có 32 người, trong đó trình độ đại học 22, cao đẳng 3 và trung cấp 3 người; cấp xã có 15 người, trong đó đại học 8, cao đẳng 2 và trung cấp 5 người.
|
XUÂN TRUNG