(LĐ online) - Sáng ngày 20/6, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc hội do ông Triệu Thế Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng làm trưởng đoàn cùng đại diện cùng các thành viên trong đoàn đã thực hiện chương trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt.
(LĐ online) - Sáng ngày 20/6, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc hội do ông Triệu Thế Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng làm trưởng đoàn cùng đại diện cùng các thành viên trong đoàn đã thực hiện chương trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt.
|
Đoàn giám sát Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc hội làm việc tại trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt |
Chương trình giám sát nhằm đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, những kết quả đạt được, bất cập, tồn tại. Đặc biệt, Đoàn giám sát đã tập trung khảo sát về các vấn đề quản lý nhà nước, quy mô hệ thống mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, về quản trị và tự chủ, cơ chế tài chính, đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo…
Đại diện Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt báo cáo tóm tắt với Đoàn giám sát về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật giáo dục nghề nghiệp, trường đã quản lý đào tạo và xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, công nhân viên đã góp phần đưa Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trở thành một trường uy tín, dẫn đầu hệ thống các trường nghề của tỉnh, có nhiều sáng kiến nhằm cải thiện các chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn hiện nay. Cụ thể, từ năm 2016 -2017, Trường Cao đẳng nghề đã triển khai đào tạo theo hình thức tín chỉ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, và hoạt động dạy và học cũng như áp dụng đa dạng loại hình đào tạo , liên kết hiệu quả với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Nhà trường đã đầu tư các trang thiết bị đào tạo cho 7 nghề trọng điểm; 6 nghề cấp độ quốc tế và 1 nghề cấp quốc gia, đảm bảo từ 80% trở lên người lao động có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi ra trường. Nhà trường cũng kiến nghị với Quốc hội cần cụ thể hóa đồng bộ các chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho hệ thống trường nghề tiến tới tự chủ tài chính.
|
Đại diện BGH Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt báo cáo kết quả đào tạo và kiến nghị những khó khăn |
Tại buổi giám sát, các giáo viên tại trường đã có ý kiến, kiến nghị với Đoàn giám sát về nhiều nội dung rất thiết thực như: Trường hiện đang rất cần sự hỗ trợ, hướng dẫn việc thực thi các chính sách, pháp luật nghề nghiệp mới. Cấp Bộ cần cụ thể hóa các hướng dẫn và thủ tục tài chính hỗ trợ cơ chế hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân luồng, tuyển sinh, nâng cao trình độ đào tạo nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần có cơ chế đồng bộ hóa về phần mềm dành cho các cơ sở dạy nghề. Về nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế chưa được quan tâm đầu tư nhiều, đề nghị được các cấp hỗ trợ thêm; về chính sách tiền lương của giáo viên nghề hiện nay rất thấp, đề nghị Nhà nước quan tâm điều chỉnh phù hợp.
Tại buổi buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Triệu Thế Hùng tiếp thu, ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến chất lượng và các kiến nghị về những tồn tại, khó khăn của trường Cao đẳng nghề Đà Lạt. Đoàn giám sát sẽ tổng hợp, báo cáo Quốc hội và đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan tiếp thu, sớm giải quyết những kiến nghị xác đáng để trường Cao Đẳng nghề hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chung của tỉnh.
NGUYỆT THU