Ðức Trọng sau 3 năm triển khai học tập đại trà

05:08, 23/08/2019

Sau 3 năm triển khai đại trà các mô hình học tập đại trà trên địa bàn huyện Ðức Trọng, bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan. Thông qua việc triển khai các mô hình học tập, đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sau 3 năm triển khai đại trà các mô hình học tập đại trà trên địa bàn huyện Ðức Trọng, bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan. Thông qua việc triển khai các mô hình học tập, đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 
Học sinh vượt khó học giỏi nhận học bổng tại lễ khai mạc hè 2019 do UBND huyện Đức Trọng tổ chức. Ảnh: N.M
Học sinh vượt khó học giỏi nhận học bổng tại lễ khai mạc hè 2019 do UBND huyện Đức Trọng tổ chức. Ảnh: N.M
 
Theo bà Phạm Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, thực hiện Quyết định số 281/QĐ -TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội Khuyến học (HKH) tỉnh, từ năm 2016, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình học tập đại trà trên địa bàn. Đồng thời, UBND huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập và các mô hình học tập tại địa phương. Cụ thể, tại các xã như Tân Thành, Tân Hội, Đà Loan, Ninh Loan, Hiệp Thạnh... các mô hình học tập, các gương học tập điển hình... đã được tuyên truyền sâu rộng. Cùng đó, thông qua các hội nghị, các lớp bồi dưỡng, phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đã được quán triệt, hướng dẫn kịp thời. HKH cũng đã phối hợp với các cơ quan như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... để tuyên truyền, phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng xã hội học tập cộng đồng trên địa bàn. Mặt khác, công tác tuyên truyền cũng được lồng ghép trong các cuộc họp thôn, tổ dân phố, sinh hoạt khu dân cư... Bên cạnh đó, Phòng Giáo dục huyện đã chỉ đạo các trường trực thuộc tổ chức triển khai xây dựng đơn vị học tập trong trường học, tích cực tham gia tuyên truyền trong phụ huynh học sinh và cộng đồng dân cư xây dựng cộng đồng học tập tại mỗi địa phương. Ngoài các hội nghị tập huấn do HKH huyện tổ chức hàng năm trên địa bàn, trong 3 năm từ 2016-2018, nhằm mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng cho gia đình và cộng đồng, các xã, thị trấn đã tổ chức trên 50 lớp tập huấn, với trên 4 ngàn lượt người tham dự. 
 
Nhờ làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhận thức của các cấp lãnh đạo, của các ban, ngành, đoàn thể và quan trọng là của người dân trên địa bàn đã dần thay đổi. 
 
Nếu như năm 2016, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, của các tầng lớp nhân dân về mô hình xây dựng xã hội học tập còn hạn chế, chưa thực sự vào cuộc, chưa coi đây là trách nhiệm của mình và còn khoán trắng cho HKH, thì sau 3 triển khai mô hình, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực. Phong trào đã có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và đặc biệt là nhận được sự đồng thuận hưởng ứng tích cực của người dân. Chị Nguyễn Thị Liên (thôn Phi Nôm, xã Hiệp Thạnh) nói: “Tham gia các buổi tuyên truyền về công tác khuyến học do xã tổ chức, người dân chúng tôi thấy vỡ ra rất nhiều điều, đúng là không có tài sản nào quý hơn ngoài việc cho con cái kiến thức. Vì vậy, gia đình tôi quyết tâm dù có khó khăn đến mấy cũng cho con học hết phổ thông rồi mai mốt, nếu học lên đại học thì tốt, không thì theo học nghề”. Đến nay, phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập đã phát triển rộng khắp các xã, thị trấn, thôn bản, tổ dân phố, cơ quan, trường học và các dòng họ, dần đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực. Đồng thời, phong trào xây dựng các mô hình học tập với nội dung, tiêu chí cụ thể đã có tác động mạnh mẽ đến việc học tập thường xuyên trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng, góp phần giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở vững chắc. Chất lượng, nguồn nhân lực được nâng cao, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng gia đình, đơn vị văn hóa và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Một số kết quả cụ thể có thể kể ra như: Nếu như năm 2016, mô hình “Gia đình học tập” có 15.719 gia đình được công nhận, đạt tỷ lệ 63%; có 8 dòng họ được công nhận “Dòng họ học tập”, đạt tỷ lệ 69%; mô hình “Cộng đồng học tập” cấp thôn/bản/ấp/tổ dân phố có 12 mô hình, đạt tỷ lệ 100% và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã quản lý là 82, đạt 100% thì đến năm 2018, tỷ lệ tham gia các mô hình đều tăng cao: “Gia đình học tập” đã đạt 89,9% (39.884 gia đình được công nhận), có 18 dòng họ được công nhận “Dòng họ học tập”, đạt tỷ lệ 86,3%...
 
NHẬT MINH