Thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về "Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước", các cấp công đoàn toàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện để nữ CNVCLĐ yên tâm làm việc, khẳng định năng lực trong công tác, lao động, sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về “Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, các cấp công đoàn toàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện để nữ CNVCLĐ yên tâm làm việc, khẳng định năng lực trong công tác, lao động, sản xuất.
|
Các cấp công đoàn toàn tỉnh đã và đang tạo mọi điều kiện để nữ CNVCLĐ yên tâm làm việc, khẳng định năng lực trong công tác, lao động, sản xuất |
Theo LĐLĐ tỉnh, toàn tỉnh có 68.830 CNVCLĐ, trong đó, nữ CNVCLĐ là 41.439 ( chiếm tỷ lệ hơn 60%). Để nâng cao nhận thức của CNVCLĐ nữ, từ năm 2011 đến nay, LĐLĐ tỉnh đã mở hơn 360 lớp tập huấn về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, tuyên truyền 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước cho hơn 121.000 lượt nữ công nhân, lao động trong tỉnh. Ngoài ra, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của các cấp chính quyền, LĐLĐ tỉnh tổ chức được 28 lớp tập huấn về tuyên truyền pháp luật, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, công tác phòng chống HIV/AIDS, công tác phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội cho gần 4.500 lượt nữ CNLĐ tham gia. Phát hành 8.050 cuốn sổ tay do Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam biên soạn, 320 cuốn những quy định riêng đối với lao động nữ làm tài liệu sinh hoạt cho cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công và nữ CNVCLĐ...
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nữ CNVCLĐ, các cấp công đoàn đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Từ năm 2011 đến nay, các cấp công đoàn và chuyên môn đã tạo điều kiện cho gần 10.000 chị em vừa công tác vừa học tập trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ… bằng các hình thức như học tại chức, vừa học vừa làm... góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, thích ứng với công nghệ mới.
Để chị em yên tâm công tác, các cấp công đoàn đã tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ nữ.
Trong các năm qua, các cấp công đoàn đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức kiểm tra được 205 cuộc về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động, chế độ thai sản…
Phối hợp hòa giải 26 vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền việc làm, về việc tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, chế độ thôi việc. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh cũng đã tiến hành kiểm tra, giám sát và phối hợp với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, về tình hình quan hệ lao động, đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tại 105 lượt đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh đó, LĐLĐ huyện, thành phố, công đoàn ngành tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động tại trên 600 đơn vị, doanh nghiệp và tự tổ chức các đoàn giám sát tại 712 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm, vì vậy, quyền lợi của nữ CNVCLĐ đã được bảo vệ và thực hiện tốt hơn, góp phần tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc của đơn vị. Đại đa số nữ CNVCLĐ được bố trí làm việc trong điều kiện bình thường, chế độ đào tạo, học tập được chú ý; chế độ nghỉ ngơi khi có thai, có con nhỏ, có buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế… Mặt khác, từ nguồn Quỹ “Công nhân lao động nghèo” do LĐLĐ tỉnh quản lý, trong 10 năm qua đã giải quyết cho trên 6.200 lượt hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất thấp, tổng số tiền trên 10 tỷ 500 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình; từ nguồn vốn vay của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hỗ trợ để tạo việc làm với lãi suất ưu đãi, đã có những hộ gia đình được vay vốn với mức vay từ 10-50 triệu đồng/dự án (trong đó 80% số dự án do nữ CNVCLĐ làm chủ). Bên cạnh đó, phong trào nữ CNVCLĐ giúp nhau làm kinh tế gia đình, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng được đẩy mạnh, xuất hiện nhiều hình thức giúp đỡ chị em vươn lên trong cuộc sống như: quỹ xoay vòng vốn, quỹ trợ vốn, quỹ giúp nhau thông qua mỗi cá nhân đóng góp từ 100 - 500 ngàn đồng để cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn làm kinh tế phụ gia đình, thăm hỏi nữ CNVCLĐ những dịp ốm đau, hiếu hỉ... Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhiều chị em được ổn định hơn, giúp nữ CNVCLĐ yên tâm trong công tác, lao động, sản xuất.
NHẬT MINH