Xây dựng mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả

01:12, 15/12/2020

(LĐ online) - Sáng 15/12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 1521/QĐ -TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng mô hình phố biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại các bộ, ngành, địa phương. 

(LĐ online) - Sáng 15/12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 1521/QĐ -TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng mô hình phố biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại các bộ, ngành, địa phương. 
 
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại hội nghị
 
Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng, đồng chí K’Mák - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các thành viên ngành tư pháp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tham dự.
 
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đánh giá cao về việc bám sát điều kiện thực tiễn của các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, đề nghị đại diện lãnh đạo các nghành, đơn vị liên quan tập trung nghe các báo cáo đề dẫn về nội dung cơ bản giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả công tác phổ biến pháp luật giáo dục theo tinh thần Kết luận số 08 - KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1521/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ.
 
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đã được nghe báo cáo các tiêu chí để đánh giá một mô hình phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) để đảm bảo hiệu quả, khả thi, khả năng nhân rộng, tính đại chúng và tính bền vững.
 
Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự hội nghị tại điểm cầu Lâm Đồng
Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự hội nghị tại điểm cầu Lâm Đồng
 
Cũng trong hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận về nhiều mô hình thực hiện có hiệu quả tại các bộ, ngành, địa phương và cần được nhân rộng. Điển hình như ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến pháp luật; tổ chức các cuộc thi; các hoạt động đối thoại chính sách, pháp luật giữa cơ quan Nhà nước với người dân, doanh nghiệp...
 
Để phát huy đầy đủ vai trò, ý nghĩa của các mô hình hiệu quả, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp yêu cầu các đơn vị cần chú trọng một số giải pháp chủ yếu sau: Tiếp tục quán triệt, phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật; tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật gắn với đổi mới nội dung, hình thức triển khai công tác PBGDPL; phát huy đầy đủ vai trò tư vấn định hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình gắn với triển khai nhiệm vụ công tác PBGDPL của Hội đồng phối hợp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số; đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL; các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần tiếp tục khảo sát, đánh giá đối với từng mô hình một cách cụ thể.
 
THÂN THU HIỀN