Song song với giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng qua các hiện vật, hình ảnh tại Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, việc tổ chức các hoạt động chính trị, kết hợp với các hội thi tìm hiểu lịch sử mang tính khám phá, trải nghiệm sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút khách đến tham quan.
Song song với giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng qua các hiện vật, hình ảnh tại Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, việc tổ chức các hoạt động chính trị, kết hợp với các hội thi tìm hiểu lịch sử mang tính khám phá, trải nghiệm sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút khách đến tham quan.
Đoàn phường Linh Trung, TP Thủ Đức tổ chức hội thi Bí thư đoàn giỏi tại Di tích quốc gia nhà lao |
Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt là một trong những địa chỉ đỏ tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Nơi đây đã từng ghi dấu tội ác của Mỹ ngụy và đặc biệt là phong trào đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi, từng làm thất bại âm mưu thâm độc của kẻ thù là muốn “thủ tiêu” tư tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam.
Trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi được Bộ VH-TT-DL quyết định xếp hạng là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 22/6/2009, Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã được từng bước bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Sau khi tiếp nhận di tích, tập thể cán bộ chuyên môn của Bảo tàng Lâm Đồng đã tập trung nghiên cứu hệ thống tài liệu, hiện vật, hình ảnh có liên quan để xử lý thông tin đảm bảo yếu tố khoa học, lịch sử, chính trị dựa trên cơ sở gặp gỡ các nhân chứng sống, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm với các cựu tù để thu thập thông tin. Đồng thời tăng cường sưu tầm tài liệu, hiện vật, hình ảnh bổ sung chỉnh lý cho trưng bày tại nhà truyền thống, bổ sung thêm các không gian trưng bày như: phòng giới thiệu bối cảnh ra đời nhà lao, phòng giam nam; các bảng giới thiệu tại các phòng giam khác cùng với sự kiện đấu tranh tại nhà lao (song ngữ Việt - Anh); bổ sung các chú thích ảnh, hiện vật một cách đầy đủ, chính xác… Qua đó, giúp khách tham quan tìm hiểu di tích một cách có hệ thống, khoa học, tạo được ấn tượng trong trưng bày và sự trang nghiêm của di tích.
Sau 5 năm kể từ khi tiếp quản và đưa vào khai thác phát huy tác dụng của một di tích lịch sử cách mạng, Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt từng bước khẳng định được vai trò, vị thế của một địa chỉ đỏ quan trọng trong việc giáo dục truyền thống tại thành phố Festival hoa Đà Lạt. Ngoài việc mở cửa thường xuyên các ngày trong tuần, phục vụ khách tham quan, Bảo tàng Lâm Đồng, trực tiếp là bộ phận phụ trách Di tích luôn tạo điều kiện cho các đơn vị, các tổ chức đoàn thể, trường học tới tham quan học tập, sinh hoạt ngoại khóa, kết nạp Đảng, Đoàn, Đội.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã có nhiều trường học, các tổ chức đoàn thể, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đảng bộ ngoài tỉnh (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và miền Trung) đến thăm di tích và tổ chức làm lễ kết nạp ảng, Đoàn, hội thi tại di tích và đã để lại nhiều kỷ niệm, ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách đối với di tích.
Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động trên, Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đang có kế hoạch từng bước, triển khai giáo dục truyền thống thông qua tổ chức một số hoạt động khám phá, trải nghiệm cho các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở.
Các nội dung được thực hiện như: Trẻ em thời chiến (tái hiện hồi cố cảnh trẻ em đi học với hành trang: mũ rơm, dép cao su, vòng lá ngụy trang, nấp hầm tránh máy bay thả bom khi nghe kẻng báo động, âm thanh máy bay, tên lửa, pháo bắn máy bay,...); Em làm chiến sĩ giải phóng quân (các em trong trang phục hành trang chiến sĩ, đi hành quân trong khuôn viên); Thưởng thức ẩm thực chiến sĩ (cơm nắm muối vừng, rau rừng, hạt quả,...). Qua đó, nhằm tạo một sân chơi lành mạnh bổ ích, giúp các em vận động rèn luyện thể chất, kỹ năng sống, cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh và thấy được giá trị của nền hòa bình, độc lập mà thế hệ cha anh đã hy sinh cả mồ hôi, xương máu mới giành được.
ĐOÀN BÍCH NGỌ