Toàn dân đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ và tham gia chiến dịch tiêm phòng vaccine

03:07, 29/07/2021

(LĐ online) - Theo Financial Times, Checking Covid-19, tính đến ngày 30/6/2021, trên toàn thế giới đã sản xuất và phân phối khoảng hơn 3,12 tỷ liều vaccine, đáp ứng khoảng 1/3 số lượng đã đặt hàng (9,31 tỷ liều). Theo dự báo của các chuyên gia, đến tháng 9/2021, thế giới có thể sản xuất được 5 tỷ liều vaccine, vẫn còn thiếu khoảng 4,31 tỷ liều.

(LĐ online) - Theo Financial Times, Checking Covid-19, tính đến ngày 30/6/2021, trên toàn thế giới đã sản xuất và phân phối khoảng hơn 3,12 tỷ liều vaccine, đáp ứng khoảng 1/3 số lượng đã đặt hàng (9,31 tỷ liều). Theo dự báo của các chuyên gia, đến tháng 9/2021, thế giới có thể sản xuất được 5 tỷ liều vaccine, vẫn còn thiếu khoảng 4,31 tỷ liều.
 
Đối với Việt Nam, để chiến thắng dịch bệnh Covid-19, Chính phủ Việt Nam xác định việc tiếp cận và tiêm chủng vaccine là giải pháp rất quan trọng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã sớm dự báo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch, trong đó triển khai chiến lược vaccine, gồm 3 nội dung: Một là, tiếp cận nguồn vaccine từ bên ngoài; Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine; Ba là, sản xuất vaccine trong nước, bảo đảm triển khai tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho người dân.
 
Thời gian qua, ngoại giao vaccine đã và đang được triển khai quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, đặc biệt ở cấp cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo và tham gia trực tiếp. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan cùng với hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc. Nhờ đó, ngoại giao vaccine đã có một số kết quả tích cực. Thông qua cơ chế COVAX, Việt Nam đã tiếp nhận được vaccine của các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Cuba, Anh, Đức, Australia, Ấn Độ... Tất cả các loại vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hiện nay, đã có cam kết viện trợ, ký hợp đồng cung ứng trong năm 2021 cho Việt Nam khoảng hơn 105 triệu liều vaccine và Việt Nam đang đàm phán khoảng 45 triệu liều cũng như tiếp tục tìm kiếm, đàm phán các nguồn vaccine khác. Tuy nhiên, trong điều kiện khan hiếm vaccine trên toàn cầu, từ nay đến hết quý III/2021, dự kiến Việt Nam nhận khoảng 30 triệu liều vaccine. Đến quý IV/2021 và năm 2022, tình hình cung cấp vaccine sẽ thay đổi tích cực.
 
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng tốc hơn nữa trong việc thực hiện triển khai hiệu quả, quyết liệt hơn ngoại giao vaccine, tập trung vào 3 hướng chính: (i) Triển khai cam kết mà Việt Nam đã ký với các đối tác để cung cấp cho 70% dân số; (ii) Tiếp tục vận động đối tác và các tổ chức quốc tế cung cấp nguồn vaccine cho Việt Nam; (iii) Thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước để phục vụ cho việc tiêm chủng thường xuyên, lâu dài.
 
Để đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng với khoảng 70% dân số Việt Nam được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, ngày 08/7/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021 - 2022 . Ngày 10/7/2021, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành chính thức phát động Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bộ Y tế cùng các bộ quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”. Thủ tướng Chính phủ khẳng định, để thực hiện Chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả, phải tổ chức điều phối tiêm thật tốt ; để thực hiện Chiến lược vaccine, chăm lo dài hạn cho sức khỏe của Nhân dân, Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước và nhập khẩu để có đủ nguồn vaccine hằng năm. Thủ tướng Chính phủ kêu gọi sự đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ và trách nhiệm cộng đồng của toàn thể nhân dân để chiến thắng dịch bệnh. 
 
Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu của chiến dịch là: (i) Tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021; (ii) Trên 70% dân số được tiêm vaccine phòng Covid-19 đến hết quý I/2022. Đối tượng tiêm chủng là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế. Hình thức triển khai là tổ chức tiêm chủng tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động)…


TS