Bảo vệ ''Vùng xanh'' COVID-19 trên không gian mạng

07:08, 17/08/2021

(LĐ online) - Xây dựng và bảo vệ "vùng xanh" trong cuộc chiến chống Covid-19 trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay, trong đó có việc mở rộng cánh cửa cho báo chí chính thống tiếp cận nguồn tin nhanh nhất để giữ vai trò định hướng xã hội và rộng đường dư luận cho nhân dân tiếp cận thông tin một cách chính xác...

(LĐ online) - Xây dựng và bảo vệ “vùng xanh” trong cuộc chiến chống Covid-19 trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay, trong đó có việc mở rộng cánh cửa cho báo chí chính thống tiếp cận nguồn tin nhanh nhất để giữ vai trò định hướng xã hội và rộng đường dư luận cho nhân dân tiếp cận thông tin một cách chính xác, trung thực, khách quan, tạo sự đồng thuận, chia sẻ thông tin có trách nhiệm trên nền tảng truyền thông đa phương tiện và tuyên truyền miệng.
 
Lực lượng An ninh Công an huyện Cát Tiên rà soát các thông tin xấu, độc hại, sai sự thật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên không gian mạng, qua đó, phát hiện đã xử lý hàng chục vụ vi phạm
Lực lượng An ninh Công an huyện Cát Tiên rà soát các thông tin xấu, độc hại, sai sự thật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên không gian mạng, qua đó, phát hiện đã xử lý hàng chục vụ vi phạm
 
“Vùng xanh” là cách gọi để chỉ những khu vực chưa ghi nhận trường hợp người dương tính với SARS-CoV-2, được quản lý trực tiếp bởi các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn tham gia. Trên không gian mạng không có Covid-19 nhưng lại có nhiều thông tin xấu, độc hại liên quan đến Covid-19, gây hoang mang đến tâm lý người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng chống dịch của cả nước. Do đó, bảo vệ “vùng xanh” trên không gian mạng cũng cần thiết không kém “vùng xanh” trong cộng đồng.
 
Theo Công an Lâm Đồng, từ tháng 4/2021 đến nay, lợi dụng diễn biến tình hình phức tạp, khó lường của đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, các đối tượng phản động, chống đối và một số cá nhân trong, ngoài nước gia tăng hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng như: Tung tin xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM; kêu gọi tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, không theo chỉ dẫn của Bộ Y tế; xuyên tạc chính sách phân bổ vaccine của Bộ Y tế; bịa đặt thông tin về công dụng, hiệu quả vaccine Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc; bài xích quan hệ ngoại giao của Việt Nam với một số quốc gia; công kích, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch.
 
Tại Lâm Đồng, nhiều bài viết xuyên tạc về tình hình, diễn biến các ca bệnh mới, người có nguy cơ lây nhiễm F1, F2. Cùng với đó là thông tin sai sự thật về chính sách cách ly y tế đối với người từ vùng dịch về địa phương gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan chức năng.
 
Thực tế cho thấy, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật có dẫn nguồn của người có thẩm quyền phát ngôn. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…) trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất. Tin giả về Covid-19 được tán phát với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau. Trên thực tế tại Lâm Đồng ghi nhận qua các vụ việc thường để câu like, câu view, gây sự chú ý trên mạng xã hội. 
 
Theo Công an tỉnh Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện 4 trang facebook, 2 nhóm facebook và 1 kênh Youtube đăng tải nội dung sai sự thật, xuyên tạc đả kích chính quyền, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, phẩm chất cá nhân, đưa tin sai sự thật về các sự kiện chính trị trọng đại của địa phương như: Đại hội Đảng, bầu cử… Liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, Công an đã phát hiện 18 vụ với 38 đối tượng có hành vi làm giả, đăng tin, chia sẻ thông tin sai sự thật. 
 
Điều đáng nói, thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các đối tượng đã thực hiện nhiều thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, tác động vào tư tưởng, tình cảm của người tiếp nhận, gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gây bất ổn xã hội. Hoạt động chống phá của các đối tượng diễn ra thường xuyên, liên tục, trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là những thời điểm nhạy cảm, khó khăn của đất nước như cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay. Do đó, xây dựng và bảo vệ “vùng xanh” trong cuộc chiến chống Covid-19 trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay, trong đó có việc mở rộng cánh cửa cho báo chí chính thống tiếp cận nguồn tin nhanh nhất để giữ vai trò định hướng xã hội và rộng đường dư luận cho Nhân dân tiếp cận thông tin một cách chính xác, trung thực, khách quan, tạo sự đồng thuận, chia sẻ thông tin có trách nhiệm trên nền tảng truyền thông đa phương tiện và tuyên truyền miệng.
 
Lực lượng An ninh Công an huyện Cát Tiên rà soát các thông tin xấu, độc hại, sai sự thật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên không gian mạng, qua đó, phát hiện đã xử lý hàng chục vụ vi phạm
Lực lượng An ninh Công an huyện Cát Tiên rà soát các thông tin xấu, độc hại, sai sự thật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên không gian mạng, qua đó, phát hiện đã xử lý hàng chục vụ vi phạm
 
Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tin giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang, dao động đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một “vùng xanh” trên Internet theo hướng nhận diện tin giả và “vùng xanh” như sau:
 
Thứ nhất, tăng cường các kênh thông tin chính thống phủ sóng rộng trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…) để người dân có thể nhận diện được thông tin đúng đắn thông qua việc so sánh và đối chiếu, chọn lọc các thông tin cùng một sự kiện và tạo sự đề phòng, tính cảnh giác của bản thân khi tiếp xúc với thông tin được lan truyền khác không chính thống trên không gian mạng. Hiện nay, người dân dễ dàng tiếp cận các văn bản về mặt quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước, trong đó có nội dung liên quan về công tác phòng chống dịch Covid-19 từ cấp Trung ương đến địa phương trên các nền tảng mạng xã hội, đây là bước tiến trong việc ứng dụng 4.0 để phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến với Nhân dân.  
 
Thứ hai, xử lý mạnh đối với các tin giả, thông qua đó tạo sự răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Qua đó, đưa ra các bài học về tiếp cận, nhận biết và xử lý các thông tin trên không gian mạng. Khi một nguồn tin chưa xuất hiện trên các kênh thông tin chính thống, người dân sẽ so sánh, đối chiếu từ đó không like, share phát tán, đồng thời báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng.
 
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền Luật an ninh mạng, Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội… để người dân khi cung cấp, chia sẻ thông tin trên không gian mạng không vi phạm các quy định của pháp luật.
 
AN NHIÊN – LÊ TIẾN