Theo báo cáo kết quả triển khai đánh giá, chấm điểm việc giải quyết thủ tục hành chính quý 3 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của UBND tỉnh, Sở Y tế Lâm Đồng thuộc nhóm đạt mức độ xuất sắc.
Theo báo cáo kết quả triển khai đánh giá, chấm điểm việc giải quyết thủ tục hành chính quý 3 năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của UBND tỉnh, Sở Y tế Lâm Đồng thuộc nhóm đạt mức độ xuất sắc.
|
Cập nhật thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 lên hệ thống quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử do Bộ Y tế triển khai |
•
ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ THÔNG MINH
Từ đầu năm 2021 đến nay, Sở Y tế Lâm Đồng đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chính quyền điện tử thuộc lĩnh vực y tế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính. Kết quả, đã tích hợp 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 với cổng dịch vụ công; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua hệ thống một cửa điện tử hiện đại của tỉnh. Thực hiện 34/128 thủ tục hành chính mức độ 4, có 29/128 thủ tục hành chính thực hiện mức độ 3; 100% dịch vụ công trực tuyến được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện gửi, nhận văn bản trên trục liên thông văn bản của tỉnh; duy trì, bảo đảm việc kết nối, liên thông; tạo thêm cho 2 đơn vị trong ngành (Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế Lạc Dương) với 110 tài khoản trên eGov để kịp thời gửi, nhận văn bản, nhất là đối với văn bản về phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện gửi tài liệu họp, thông tin về nội dung các cuộc họp trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành hoặc hộp thư điện tử công vụ.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn: Triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử - Quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021, tiếp tục phối hợp với Viễn thông Lâm Đồng và Viettel Lâm Đồng để triển khai cung cấp phần mềm quản lý sức khỏe của toàn bộ người dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh. Cập nhật thông tin tiêm chủng vắc xin COVID -19 lên hệ thống quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử do Bộ Y tế triển khai.
Cơ sở bán lẻ thuốc kết nối phần mềm liên thông đến cơ sở dữ liệu dược Quốc gia. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 100% với 224/224 nhà thuốc đã thực hiện việc kết nối phần mềm liên thông đến cơ sở dữ liệu Quốc gia và 100% với 640/640 quầy thuốc đã thực hiện việc kết nối phần mềm liên thông đến cơ sở dữ liệu Quốc gia. Tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc và của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc nhằm kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn”, quy định về “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” GPP.
Tiếp tục sử dụng phần mềm quản lý tại trạm y tế xã miễn phí trong 12 tháng của Tập đoàn VNPT và Tập đoàn Viettel tại 12 huyện, thành phố theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tập huấn và triển khai sử dụng thống nhất một phần mềm quản lý tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Sở Y tế Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) giai đoạn 2021-2025. Đăng ký cho 10 bệnh viện tuyến dưới trực thuộc ngành Y tế Lâm Đồng gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng, Bệnh viện Nhi tỉnh, Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch, Trung tâm Y tế các huyện: Đạ Huoai, Cát Tiên, Lạc Dương, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng với 14 bệnh viện tuyến trên trực thuộc tuyến Trung ương.
Ứng dụng trong quản lý thông tin về COVID -19: Triển khai ứng dụng App Mobile trong việc quản lý phản ánh qua đường dây nóng 19009095. Tiếp tục theo dõi đôn đốc các đơn vị thực hiện rà soát, xác minh thông tin khai báo trên các hệ thống quản lý thông tin COVID-19, khai báo y tế điện tử bằng mã QR Code. Triển khai đến các đơn vị nội dung sử dụng mã QR trên thẻ Căn cước công dân có gắn chíp điện tử để kiểm tra thông tin công dân khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Hiện nay, có 17/18 đơn vị khám chữa bệnh trong ngành đã triển khai giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, cụ thể: Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã thực hiện kết nối thành công dịch vụ thanh toán hóa đơn thu hộ viện phí của người dân qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng và Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Lâm Đồng, ngoài ra có lắp máy POS chấp nhận thẻ thanh toán viện phí. Các Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện YHCT Bảo Lộc, Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: Đà Lạt, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đức Trọng, Đạ Huoai, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Lạc Dương, Bảo Lộc, Đam Rông đã lắp máy POS chấp nhận thanh toán viện phí. Bệnh viện Nhi tỉnh đã tiến hành thỏa thuận với ngân hàng tại địa phương chính thức áp dụng hóa đơn điện tử từ đầu tháng 6/2021.
Các đơn vị y tế các tuyến trong tỉnh thực hiện thống kê y tế trên 1 phần mềm duy nhất do Bộ Y tế cung cấp nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, đồng bộ và thời hạn chế độ báo cáo kịp thời theo qui định.
Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo xây dựng phần mềm quản lý nghiệp vụ cho hai đơn vị: Trung tâm Pháp y và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về sử dụng, vận hành phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử; an toàn an ninh thông tin, nâng cao nhận thức về an toàn an ninh thông tin; các quy trình ứng cứu, khắc phục sự cố; tập huấn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho y tế tư nhân lồng ghép triển khai mã QR-code tại các phòng khám tư nhân.
•
ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Giai đoạn 2021-2025, Sở Y tế Lâm Đồng triển khai kế hoạch đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính với các nội dung sau: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành, địa phương quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực tại cơ quan đạt tối thiểu 30% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công.
Tiếp tục số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực tại cơ quan tăng tối thiểu 30% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính (trước đó) mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu.
Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại bộ phận một cửa xuống trung bình còn tối đa 30 phút/1 lần đến giao dịch. Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 30% cho đến khi đạt tỷ lệ 100%, để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đảm bảo có 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng. Điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95%.
AN NHIÊN