Hướng dẫn triển khai xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2

10:11, 17/11/2021

(LĐ online) - Ngày 17/11, Sở Y tế Lâm Đồng có văn bản gởi Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố về triển khai xét nghiệm sàng lọc phòng chống dịch Covid-19.

(LĐ online) - Ngày 17/11, Sở Y tế Lâm Đồng có văn bản gởi Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố về triển khai xét nghiệm sàng lọc phòng chống dịch Covid-19.
 
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho công nhân Công ty Đà Lạt Hasfarm đóng tại xã Đạ Ròn (Đơn Dương)
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho công nhân Công ty Đà Lạt Hasfarm đóng tại xã Đạ Ròn (Đơn Dương)
 
Thực hiện công văn của Bộ Y tế về việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/10/2021 đến nay đã có 950 trường hợp mắc; trong đó, có 383 trường hợp mắc Covid-19 đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 chiếm 40,3%; còn lại là 314 ca đã tiêm 1 mũi, 253 ca chưa tiêm vắc xin. Nhận định nguồn lây bệnh trong tổng số mắc trên địa bàn tỉnh có 247 trường hợp mắc Covid-19 là người đi về từ các tỉnh, thành phố phía Nam trong số 40.162 trường hợp đi về Lâm Đồng. Qua truy vết tới nay có 293 chùm lây nhiễm mới với 5.125 trường hợp F1 và 12.023 trường hợp F2 nên nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh là rất cao. 
 
Để kịp thời phát hiện sớm các ca bệnh Covid-19 tại cộng đồng, Sở Y tế Lâm Đồng yêu cầu Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị ... (gọi chung là cơ sở lao động) thuộc phạm vi quản lý, thực hiện nghiêm việc tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động. Triển khai xét nghiệm khi có 1 trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ; xét nghiệm khi bắt đầu tổ chức lại sản xuất; xét nghiệm ngẫu nhiên người lao động có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19. Thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp gộp mẫu khi xét nghiệm định kỳ, sàng lọc: Xét nghiệm kháng nguyên nhanh (gộp 3 - 5) hoặc xét nghiệm RT-PCR (gộp 5 - 10).
 
Tần xuất xét nghiệm và tỷ lệ xét nghiệm: Chủ động, định kỳ hàng tuần, khuyến khích thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tối thiểu 20% người lao động có nguy cơ như: Tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân...; xét nghiệm hàng tuần cho người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất kinh doanh như: Người cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh... ). Lãnh đạo đơn vị, địa phương quyết định tỷ lệ xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2.
 
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng; đồng thời, dự trù đầy đủ hóa chất, sinh phẩm để thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho các trường hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính. Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ các địa phương thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tại cộng đồng. 
 
Trung tâm Y tế các huyện thành phố triển khai xét nghiệm các trường hợp có 1 trong các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... Tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh (gộp 3 - 5) xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 ngẫu nhiên tại các khu tập trung đông người như: Chợ, bến xe, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...; xét nghiệm đối với các nhóm nguy cơ gồm các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người như: Lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng (shipper)... khi phát hiện các ca bệnh dương tính kịp thời cách ly lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn gửi các đơn vị xét nghiệm khẳng định theo phân công của Sở Y tế tỉnh tại các đơn vị như: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng. 
 
Các đơn vị chủ động vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 theo phương châm 4 tại chỗ theo quy định. 
 
Dừng áp dụng các nội dung có liên quan đến tần suất, tỷ lệ xét nghiệm, phương án lưu trú tập trung, cách ly, tổ chức sản xuất khi có dịch tại cơ sở lao động tại các Công văn số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021, Công văn số 6565/BYT-MT ngày 12/8/2021, Công văn số 6666 /BYT- MT ngày 16/8/2021, Công văn số 8228/ BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế và Công văn số 2852/SYT-NVY ngày 07/10/2021của Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng. 
 
AN NHIÊN