(LĐ online) - Sáng 13/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức truyền hình trực tiếp Lễ tổng kết và trao giải Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam lần thứ 4 năm 2021, do Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(LĐ online) - Sáng 13/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức truyền hình trực tiếp Lễ tổng kết và trao giải Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam lần thứ 4 năm 2021, do Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
|
Các tác giả đoạt giải nhất |
Tham dự Lễ có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; cùng đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí và nhiều tác giả đoạt giải...
Cuộc thi đã nhận được hơn 700 tác phẩm gồm 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình) gửi về đã cho thấy sự thu hút và tham gia đông đảo của các phóng viên, nhà báo chuyên, không chuyên, các cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương.
|
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn và ông Raymond Gordon - Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc Việt Nam trao bằng khen, chứng nhận, kỷ niệm chương cho nhóm tác giả giải đặc biệt |
Hội đồng giám khảo đánh giá: Chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, chủ đề phong phú, đa dạng, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành giáo dục. Nhiều tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc, đầu tư công phu từ nội dung đến hình thức thể hiện. Qua đó, thể hiện sự dấn thân của tác giả trong quá trình tác nghiệp. Hình ảnh giáo dục được phản ánh đều ở các vùng miền, ở thành phố, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các tác phẩm báo điện tử, báo in được thiết kế, trình bày đẹp, kỹ lưỡng. Nhiều tác phẩm báo điện tử được trình bày sáng tạo, sinh động và thân thiện dựa trên nền tảng đa phương tiện phổ biến, phát huy thế mạnh loại hình Long - form hay Emagazine. Nhiều tác phẩm truyền hình được chăm chút kỹ hậu kỳ, sáng tạo trong khâu thể hiện và cách dẫn dắt lôi cuốn. Các tác phẩm ở loại hình báo phát thanh được xử lý theo hình thức hiện đại, với cách đặt vấn đề và trình bày sinh động, hấp dẫn...
Sau quá trình làm việc nghiêm túc, Hội đồng Chung khảo đã thống nhất chọn được 89 tác phẩm nổi trội về đề tài, nội dung, hình thức thể hiện vào chung khảo, cuối cùng thống nhất quyết định trao giải cho 62 tác phẩm xuất sắc nhất; gồm 4 tác phẩm đạt giải nhất, 8 giải nhì, 12 giải ba, 38 tác phẩm đạt giải khuyến khích. Trong đó, có 4 nhà báo công tác tại tỉnh Lâm Đồng đoạt giải; gồm 3 giải khuyến khích: “Âm thanh ngân lên từ… tĩnh lặng” (báo in), tác giả Phan Minh Đạo, Báo Lâm Đồng; 2 tác phẩm báo điện tử là “Người “cãi” mệnh trời”, tác giả Nguyễn Thành Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng; “Năm học giãn cách và ngày khai trường đặc biệt”, tác giả Mai Văn Bảo cùng nhóm tác giả Báo Nhân Dân; 1 giải Nhất với tác phẩm “Lịch sử và câu chuyện của ngày hôm nay”, báo phát thanh, tác giả Văn Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng. Giải đặc biệt được chọn từ 4 giải nhất là “Đi về phía tâm dịch” (báo điện tử) của nhóm tác giả Báo Lao động.
|
Các nhân vật điển hình được phản ánh trong các tác phẩm đoạt giải |
Ban tổ chức cũng trao Giải nhân vật tiêu biểu cho các nhân vật là vợ chồng A Kâm trong tác phẩm “Lớp học miễn phí của vợ chồng A Kâm”, Báo Thanh Niên; cô giáo Trương Thị Nhượng trong loạt bài “Người cố níu con chữ cho những đứa trẻ trên cao nguyên đá”, Báo VietNamNet và ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam trong tác phẩm “Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học”, Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
TĨNH XUYÊN