• Danh mục các bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19
(LĐ online) - Ngày 10/1, hiện nay, số ca F0 điều trị tại nhà trên địa bàn tỉnh đã gia tăng, vấn đề thuốc cho người bệnh Covid-19 điều trị tại nhà được nhiều bạn đọc quan tâm.
|
Tăng cường giám sát chặt chẽ trường hợp bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà nhằm ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng (trong ảnh: Một gia đình có F0 điều trị tại nhà ở TP Đà Lạt). |
Theo kế hoạch thực hiện quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh đã giao cho Sở Y tế tỉnh chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc triển khai Kế hoạch thực hiện quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà.
Triển khai Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát trên cộng đồng cho người mắc Covid-19 thể nhẹ tại Lâm Đồng theo đề cương phê duyệt của Bộ Y tế tháng 11 năm 2021.
Đảm bảo cơ số thuốc điều trị Covid-19 tại nhà gồm 3 gói (A, B, C): Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng; Gói thuốc B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt; Gói thuốc C là thuốc kháng vi rút với liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.
A) GÓI THUỐC A (dùng trong 07 ngày) cấp ngay cho F0 khi tiếp nhận thông tin
(1) Paracetamol 500mg
Uống 01 viên khi sốt trên 38.50C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.
(2) Các loại vitamin (vitamin tổng hợp hoặc vitamin C)
Vitamin tổng hợp: uống ngày 01 lần, lần 01 viên.
HOẶC
Vitamin C 500mg : uống ngày 02 lần, sáng 01 viên, trưa 01 viên.
B) GÓI THUỐC B (chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế)
Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 01 liều duy nhất (gói B) trước khi chuyển viện.
(3) Dexamethasone 0,5mg
x 12 viên
Uống 01 lần, 12 viên (tương đương 06 mg)
HOẶC
Methylprednisolone 16mg
x 01 viên
Uống 01 lần, 01 viên.
(4) Rivaroxaban 10mg
x 01 viên
Uống 01 lần, 01 viên.
HOẶC
Apixaban 2,5 mg
x 01 viên
Uống 01 lần, 01 viên.
HOẶC
Dabigatran 220mg
x 01 viên
Uống 01 lần, 01 viên.
Lưu ý: Thuốc số 3 và thuốc số 4 KHÔNG sử dụng trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác).
C) GÓI THUỐC C (dùng trong 05 ngày)
Đây là thuốc kháng vi rút được chỉ định đối với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, thuốc này được Bộ Y tế cung cấp trong Chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát.
(5)
Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg
Uống ngày 02 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 05 ngày liên tục.
Lưu ý:
-
Các cơ sở y tế hướng dẫn cho người F0 ký phiếu chấp thuận tham gia Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 nhẹ trước khi cấp phát.
-
Thuốc số 5 KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.
DANH MỤC CÁC BỆNH NỀN (CÓ NGUY CƠ GIA TĂNG MỨC ĐỘ NẶNG KHI MẮC COVID-19)
1. Đái tháo đường.
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.
3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
4. Bệnh thận mạn tính.
5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
6. Béo phì, thừa cân.
7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
8. Bệnh lý mạch máu não.
9. Hội chứng Down.
10. HIV/AIDS.
11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
13. Hen phế quản.
14. Tăng huyết áp.
15. Thiếu hụt miễn dịch.
16. Bệnh gan.
17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
18. Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
19. Các bệnh hệ thống.
20. Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh hoặc mắc phải.
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin