(LĐ online) - Cách đây 3 năm. Trong một lớp thực hành quay phim. Chúng tôi nhận một đề tài tự do về Đà Lạt. Ra phố bàn nhau, mỗi người một ý. Tôi, với kinh nghiệm ít ỏi mà thừa sức tưởng tượng nên đề nghị một đề tài: Hỏi bất cứ một người dân nào đó trên đường, chỉ một câu thôi: “Bạn có cảm thấy hạnh phúc nhất trên đời khi bạn được sinh ra ở Đà Lạt không?” - Đề tài đó không bao giờ thực hiện được nhưng câu hỏi thì mãi ở trong tôi cho tới tận giờ.
Và câu trả lời, chắc chắn nhất cho một cư dân đến từ Sài Gòn là: Được sinh ra ở Đà Lạt là một hạnh phúc tuyệt vời nhất của cuộc đời. Dù cho bây giờ, tôi đã ở, đã hiểu và đã cảm nhận được rất nhiều từ cái được, cái chưa được, cái khó, cái khổ… của miền đất này. Tôi vẫn mến yêu, vẫn dành cho nó trọn vẹn mọi cảm thông và chia sẻ.
(LĐ online) - “Đà Lạt, thành phố du lịch mà, cái gì không có!”. Từ Ấn Độ, một người bạn nói chắc như đinh đóng cột vậy!
Tôi im lặng, bởi tôi cũng từng tưởng như thế.
Ngày xách hành trang lên công tác tại Đà Lạt, ngang qua Bảo Lộc tôi thấy khánh thành siêu thị Coop Mart tưng bừng, cứ nghĩ ở Đà Lạt sẽ có Metro, Big C và mọi thứ khác.
Niềm ảo tưởng ấy đi mất khi tôi đứng một mình, buổi trưa, trong siêu thị Lang Biang với vài món đồ kiếm không ra cho mình.
Rồi tôi mừng một tí khi có Siêu thị Xanh. Mừng thêm tí khi Langbiang thay bằng Vinatex.
Tôi đi mua tủ lạnh, đến hai chỗ bán lớn nhất thành phố, cùng một loại tủ, cùng một nhãn hiệu giá chênh lệch nhau tới 3 triệu đồng. Một con số mà tôi không tài nào nghĩ ra, nếu ở Sài Gòn.
Tôi vào chợ hỏi mua dâu tươi rồi thấy không tươi mấy nên thôi, vừa bước đi vài bước, một trái dâu bay trúng cổ. Ở Sài Gòn người ta dữ dội nhưng ít ai dám làm như thế. Cứu vớt cảm xúc của tôi, may mắn thay, cô bán dâu cách đó mấy quầy ngọt ngào năn nỉ: “Anh ơi, người đó không phải là dân ở đây!”. Một người bạn kể vào khu chợ Hải Sản gần Cẩm Đô từng bị chọi cục nước đá vào cổ vì hỏi giá hai ba lần.
Tôi vào thương xá La Tulip, sau khi đã cố “hóa trang” thành “người Đà Lạt” và được bạn bè “huấn luyện”: “Chỉ trả 50% thôi nghen!”. Hỏi hai cái nón cao bồi giả da của trẻ con. Người bán lập tức: 120 ngàn một cái. “Em ơi, 120 ngàn 2 cái được hông?”. “Anh lấy đi!”.
Những siêu thị nhỏ ở Đà Lạt là một chuyển động mới nhưng nguồn hàng không có nhiều lựa chọn. Ảnh: TĐT |
*****
Cách đây 3 năm. Trong một lớp thực hành quay phim. Chúng tôi nhận một đề tài tự do về Đà Lạt. Ra phố bàn nhau, mỗi người một ý. Tôi, với kinh nghiệm ít ỏi mà thừa sức tưởng tượng nên đề nghị một đề tài: Hỏi bất cứ một người dân nào đó trên đường, chỉ một câu thôi: “Bạn có cảm thấy hạnh phúc nhất trên đời khi bạn được sinh ra ở Đà Lạt không?” - Đề tài đó không bao giờ thực hiện được nhưng câu hỏi thì mãi ở trong tôi cho tới tận giờ.
Và câu trả lời, chắc chắn nhất cho một cư dân đến từ Sài Gòn là: Được sinh ra ở Đà Lạt là một hạnh phúc tuyệt vời nhất của cuộc đời. Dù cho bây giờ, tôi đã ở, đã hiểu và đã cảm nhận được rất nhiều từ cái được, cái chưa được, cái khó, cái khổ… của miền đất này. Tôi vẫn mến yêu, vẫn dành cho nó trọn vẹn mọi cảm thông và chia sẻ.
Tôi từng đến Nha Trang và sáng sớm lội bộ hầu hết các con phố, ghé những quán café rộng rãi hoành tráng nơi miền biển, khách du đến đi từng đoàn, café chật ních. Tôi lên café ở tầng 27 của một khách sạn dọc bãi biển để ngó bao quát cái thành phố Nha Trang đang vươn mình trỗi dậy về đêm mà để ngẫm nghĩ một chút về cái Đà Lạt “của mình”. Tôi đi dọc những bờ biển nguyên lành của Qui Nhơn nhỏ bé, giữa 12 giờ đêm của quán ăn bên đường, của không khí ào ào nơi biển lộng. Qui Nhơn, đúng như nơi tôi nghĩ: Nhỏ mà có cả Big C, Metro và mọi thứ nhãn hiệu thời trang đáp ứng cho mọi thứ nhu cầu…
Tôi trở về Đà Lạt với rất nhiều câu hỏi cắt ngang, cắt dọc. Nhưng câu nói ám ảnh nhất đối với tôi mà nhiều người hay nói: “Đà Lạt chỉ có thế thôi, nó như vậy thôi, không thể nào khác được!”.
Tôi tức tối với những suy nghĩ như thế, tôi tìm sự sẻ chia và tôi thấy rất nhiều sự sẻ chia đâu đó quanh mình. Ừa thì Hàn Quốc hay Châu Âu có lạnh lắm không mà người ta có thể ra đường thâu đêm suốt sáng? Rằng, giữ nguyên sự lãng mạn trong sương mù hay Đà Lạt cần cộng thêm một sức sống của tiện nghi và tiến bộ?
Trong sự im lặng, đang có những chuyển mình. Ở Đà Lạt, tôi nhận được một cú điện thoại của một cán bộ đang làm quy hoạch cho Đà Lạt gọi từ Phú Mỹ Hưng, Sài Gòn. Anh cho hay mình đang ở Phú Mỹ Hưng để tìm câu trả lời: Ngày xưa, trước khi thành một đô thị hiện đại và phát triển thì nơi đây là cái gì? Người ta đã nêu ý tưởng, lên kế hoạch rồi đấu tranh với quan điểm của mình ra sao để từ một khu đầm lầy biến thành một thành phố hiện đại? Bỏ qua những câu chuyện tranh luận “Phát triển theo mô hình nào” hoặc “phát triển như thế nào”. Tôi thấy đang có một sự tìm tòi trên chính quê hương của mình, sau khi đã đi đông, đi tây. Dù bất cứ lý do nào, tôi vẫn cổ vũ cho những cơ hội của ước mơ, đổi thay, phát triển….
Với Đà Lạt, thay đổi không phải chỉ dành cho những du khách đến rồi đi.
Mà thay đổi, chính là cho những công dân đang sống trên mảnh đất xinh đẹp và thơ mộng này.
Nét đẹp cổ điển của Đà Lạt cần có thêm hơi thở hiện đại. Ảnh: TĐT |
Khi kinh tế phát triển hơn thì chợ Đà Lạt không đáp ứng được nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng và cao cấp hơn. Ảnh: TĐT |
Nhịp sống ở vòng xoay đường 3.2. |
Những mảng màu Đà Lạt phản chiếu trên các cửa sổ Khách sạn Golf 3. Ảnh: TĐT |
Nguyễn Văn Tiến Hùng