Theo phương án ứng phó tình huống khẩn cấp công trình thủy điện Đạ Dâng vừa được phê duyệt với giả định: Mưa to nhiều ngày, gia tăng ngập lụt lòng hồ, nguy cơ sạt lở, sụt lún hai bên vai đập (tình huống thứ nhất); Bị vỡ đập do lũ tràn (tình huống thứ 2); thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai, bảo vệ đập đã được phê duyệt (tình huống thứ 3).
Theo phương án ứng phó tình huống khẩn cấp công trình thủy điện Đạ Dâng vừa được phê duyệt với giả định: Mưa to nhiều ngày, gia tăng ngập lụt lòng hồ, nguy cơ sạt lở, sụt lún hai bên vai đập (tình huống thứ nhất); Bị vỡ đập do lũ tràn (tình huống thứ 2); thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai, bảo vệ đập đã được phê duyệt (tình huống thứ 3).
Triển khai xử lý tình huống gồm: ngừng hoạt động nhà máy thủy điện, lực lượng cứu hộ tập hợp đá hộc, đá dăm, cát đổ vào bao tải để chống sạt lở; huy động thêm lực lượng cứu hộ của xã Lát, huyện Lạc Dương tham gia; sử dụng hết vật tư dự phòng và khối lượng đất tại chỗ xúc vào bao tải sắp đều trên đỉnh đập, giữ kiên cố cho đến khi lũ kết thúc.
Được biết, công trình đập thủy điện Đạ Dâng, tọa lạc trên địa bàn xã Lát, huyện Lạc Dương và xã Phi Tô, huyện Lâm Hà, chiều dài đỉnh đập 147 m, chiều cao 16 m, điện lượng trung bình mỗi năm 106kWh. Chủ công trình là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Long Hội (Hà Nội).
VŨ VĂN