Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc thực hiện Luật Du lịch và dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi)

10:06, 23/06/2016

(LĐ online) - Hội nghị do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VH-GD-TTN)  của Quốc hội tổ chức tại Đà Lạt, ngày 23/6/2016.

(LĐ online) - Hội nghị do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VH-GD-TTN)  của Quốc hội tổ chức tại Đà Lạt, ngày 23/6/2016. Tham dự có đại diện các Sở VH-TT&DL, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Ngoại vụ, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND của 20 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tham dự hội nghị còn có ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
 
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Đánh giá các kết quả lớn sau 10 năm thực hiện Luật Du lịch, cho biết: Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường; nhiều chiến lược và quy hoạch du lịch ở cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương được phê duyệt. Thu hút nguồn lực rất lớn đầu tư về du lịch, trong đó, có những nhà đầu tư chiến lược như SunGroup, VinGroup, Mường Thanh ở các điểm - vùng du lịch trọng điểm, tạo nên diện mạo rất lớn, đặc biệt là các khu lưu trú chất lượng cao. Nhiều trang mạng bầu chọn các điểm du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn đều có đại diện của Việt Nam. Du lịch đóng góp ngày càng hiệu quả vào GDP và nâng cao uy tín của VN trên thế giới. Nếu năm 2005, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 3.477 ngàn người thì năm 2015 là 7,9 triệu lượt; tương ứng 16 triệu khách nội địa (2005) và 57 triệu lượt (năm 2015); doanh thu 31 ngàn tỷ (năm 2005), bằng 1/10 năm 2015: 337,8 ngàn tỷ; tạo ra việc làm 2,2 triệu người; đội ngũ doanh nghiệp và hướng dẫn viên không ngừng lớn mạnh; hoạt động quảng bá, xúc tiến được tăng cường trong nước quốc tế; hợp tác quốc tế về du lịch được đẩy mạnh.
 
Đề dẫn của chủ tọa hội nghị - ông Nguyễn Văn Tuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TTN của Quốc hội cho biết: Tuy Luật Du lịch năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển; nhưng trong quá trình thực hiện, Luật Du lịch đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Những trở ngại lớn trong quá trình thi hành Luật: nhiều vấn đề liên quan chưa được thể hiện trong Luật; thực hiện quy hoạch phát triển du lịch chưa được đẩy mạnh (mới có 5/63 tỉnh thành trình quy hoạch, 4/47 KDLQG trình quy hoạch); hoạt động kinh doanh du lịch còn bất cập, lộn xộn chất lượng khách ở Khánh Hòa, Quảng Ninh; công tác xúc tiến du lịch chưa phát huy hiệu quả; hợp tác quốc tế hạn chế.
 
5 vấn đề lớn cần tập trung sửa đổi trong Luật Du lịch là: Chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế; Một số quy định không còn phù hợp do đổi mới các quy định liên quan; Một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến tính khả thi thấp, gây khó khăn…; Chồng chéo trong Luật Du lịch 2005 với các Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng; Năng lực tổ chức kiểm soát thực hiện hạn chế do việc sáp nhập, tách, tái lập…
 
Các đại biểu là những chuyên gia, những người trực tiếp làm du lịch và quản lý du lịch đã có những tham luận, ý kiến thảo luận thẳng thắn, mang tính thực tiễn cao đóng góp vào Luật Du lịch sửa đổi và thực hiện Luật Du lịch.
 
LÊ HOA