(LĐ online) - Lễ công bố được UBND thành phố Đà Lạt tổ chức ngày 2/12/2017, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch thông qua việc vận động tổ chức, hộ gia đình và doanh nghiệp tôn tạo và giữ gìn tài nguyên tự nhiên và nhân văn; ngăn chặn nạn cò và ép giá, gian lận thương mại; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực…
(LĐ online) - Lễ công bố được UBND thành phố Đà Lạt tổ chức ngày 2/12/2017, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch thông qua việc vận động tổ chức, hộ gia đình và doanh nghiệp tôn tạo và giữ gìn tài nguyên tự nhiên và nhân văn; ngăn chặn nạn cò và ép giá, gian lận thương mại; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực…
|
Các cá nhân, đơn vị được bình chọn |
Các chương trình do UBND thành phố Đà Lạt chủ trì nhiều năm nay. Trong đó, chương trình “Nhãn hiệu xanh” được áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố về tiêu chí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ và chất lượng... Chương trình đã qua 9 lần phát động và thu hút được gần 2.000 cơ sở đăng ký tham gia. Riêng năm 2017, có 103 cơ sở đăng ký, qua thẩm định có 84 cơ sở đạt chuẩn, gồm 63 cơ sở lưu trú, 16 cơ sở dịch vụ ăn uống và giải trí, 5 khu du lịch.
Chương trình “Điểm mua sắm chất lượng cao” được bắt đầu từ năm 2013, đối với các cửa hàng, cơ sở kinh doanh, hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và tổ chức, trưng bày mặt hàng đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng. Năm 2017 có 34 đơn đăng ký tham gia, nhưng chỉ có 17 đơn vị đáp ứng được tiêu chí.
Chương trình giới thiệu “Điểm du lịch nông nghiệp công nghệ cao”, nhằm giới thiệu các mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao đến với du khách thông qua 3 tiêu chí về cơ sở vật chất, sự đa dạng của sản phẩm và chất lượng phục vụ du lịch. “Điểm du lịch nông nghiệp công nghệ cao” khác với điểm “Du lịch canh nông” về tiêu chí công nhận. Năm 2017 có 44 cơ sở đăng ký và chọn được 28 cơ sở đạt chuẩn.
NHẬT QUÂN