(LĐ online) - Đơn Dương là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, những năm gần đây, Đơn Dương được nhiều khách du lịch tìm đến, bởi những con đường đất đỏ vàng rực hoa dã quỳ, những vườn hoa hướng dương, hoa cải, hoa tam giác mạch rộng mênh mông…
Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, nhưng lợi thế du lịch của Đơn Dương là làng nghề và kiến trúc tôn giáo gắn với văn hóa bản địa |
Đơn Dương có khá nhiều lợi thế khác biệt để phát triển du lịch. Đó là vị trí địa lý Đơn Dương nằm ở cửa ngõ từ các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng - Đà Lạt, đi qua một vùng thắng cảnh rừng núi tuyệt đẹp là đèo Ngoạn Mục và ngắm nhìn một phần đất Ninh Thuận ẩn hiện phía chân trời… Nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ như thác Thiên Thai, thác Cha Tây, hồ Đa Nhim, suối Đá, núi Mọ Liêng - hồ Pró… Đơn Dương còn có những ưu thế về tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch là nền văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên (Kơ Ho, Chu Ru), với khoảng 20 kiến trúc văn hóa, tâm linh độc đáo, như nhà thờ Ka Đơn, chùa Giác Nguyên… Đơn Dương còn có những buôn làng giữ được nghề truyền thống làm rượu cần, làm gốm, nhẫn bạc, đan lát, bánh tráng…
Các công ty lữ hành kết nối với địa phương, tạo ra các tour tuyến du lịch, biến tiềm năng thế mạnh của huyện Đơn Dương trở thành sản phẩm du lịch, được khai thác và mang lại lợi ích bền vững cho cộng đồng địa phương là hoạt động rất có ý nghĩa và đáng trân trọng. Chính quyền Đơn Dương khẳng định sẽ tiếp nhận các ý kiến góp ý trong tâm thế cầu thị và sẽ tổ chức những hội nghị, hội thảo như thế này để làm cụ thể hơn bức tranh du lịch của Đơn Dương. Đơn Dương cũng mong các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú, cơ quan truyền thông… tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng Đơn Dương trong chiến lược phát triển du lịch bền vững. Thế mạnh về nông nghiệp khác thế mạnh du lịch. Đơn Dương là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, nhưng chưa nên phát triển du lịch canh nông, vì các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Đơn Dương chưa có cơ sở vật chất hay địa thế thuận lợi và quy mô như ở Đà Lạt, không thể cạnh tranh với Đà Lạt; chủ các nông trại cũng chưa sẵn sàng làm du lịch. Lợi thế du lịch hiện nay của Đơn Dương chính là du lịch làng nghề và kiến trúc tôn giáo gắn với văn hóa bản địa. Đơn Dương nên đầu tư khai thác du lịch theo hướng này trong giai đoạn hiện nay. 3 yếu tố để phát triển du lịch là cơ sở hạ tầng du lịch và hệ thống giao thông, sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực. Với Đơn Dương: đường sá đã xuống cấp, cơ sở lưu trú chưa nhiều và chỉ ở mức bình dân, sản phẩm du lịch chưa ổn định, nguồn nhân lực du lịch chưa chuyên nghiệp. Huyện không nên đầu tư dàn trải, nên tập trung vào những điểm chính, như du lịch làng nghề. Đồng thời, phải trả lời được câu hỏi: Khai thác du lịch thì Đơn Dương được cái gì? Tức là phải chú trọng đến lợi ích của người dân. Khi xúc tiến, quảng bá chú trọng đến đối tượng khách du lịch. Văn hóa, du lịch và nông nghiệp là 3 đặc trưng không nên tách rời của Đơn Dương. Cần tạo điều kiện để phát huy thế mạnh tổng hợp của 3 đặc trưng này, như thông qua du lịch - khách đến Đơn Dương hiểu được văn hóa của người bản địa, mua sắm nông phẩm... Đơn Dương là một trong những huyện đi đầu về nông thôn mới trong cả nước, nên cần đầu tư các sản phẩm cụ thể trong chiến lược tổng thể của huyện, gắn kết với các nghệ nhân để duy trì làng nghề truyền thống thông qua các chính sách… Huyện Đơn Dương là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức một hội thảo quy mô về du lịch, khẳng định quyết tâm rất lớn của địa phương trong phát triển du lịch. Sau hội thảo, các hãng lữ hành và địa phương sẽ tạo ra các tour du lịch vừa đáp ứng được yêu cầu của du khách, tránh dàn trải, không trùng lắp, khai thác được yếu tố khác biệt; phát huy yếu tố văn hóa bản địa của người Chu Ru và Kơ Ho; tạo ra lợi ích cho cộng đồng địa phương để phát triển du lịch cộng đồng bền vững qua dịch vụ mua sắm tại chỗ và homestay…; tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên các cơ sở du lịch nâng cao trình độ và chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực du lịch. |
LÊ HOA