Biệt điện có hầm trú ẩn của bà Trần Lệ Xuân ở Đà Lạt

05:03, 31/03/2019

Trong khuôn viên có ba biệt thự từng được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém cơ sở quân sự trọng yếu.

Trong khuôn viên có ba biệt thự từng được bảo vệ nghiêm ngặt không thua kém cơ sở quân sự trọng yếu.

Nằm ở một ngọn đồi trên đường Yết Kiêu, TP Đà Lạt là biệt điện của bà Trần Lệ Xuân. Bà Xuân (1924 - 2011) là vợ của cố vấn cao cấp Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm
Nằm ở một ngọn đồi trên đường Yết Kiêu, TP Đà Lạt là biệt điện của bà Trần Lệ Xuân. Bà Xuân (1924 - 2011) là vợ của cố vấn cao cấp Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm

 

Khu biệt điện xây dựng năm 1958 trên khuôn viên rộng 13.000 m2. Đây là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục khác nhau, trong đó các công trình chính là ba ngôi biệt thự mang tên Lam Ngọc, Bạch Ngọc và Hồng Ngọc.  Biệt thự Lam Ngọc gồm hai tòa nhà. Tòa đầu tiên nằm ngay lối vào, là nơi vợ chồng bà Trần Lệ Xuân thường nghỉ ở đây mỗi khi lên Đà Lạt dịp cuối tuần
Khu biệt điện xây dựng năm 1958 trên khuôn viên rộng 13.000 m2. Đây là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục khác nhau, trong đó các công trình chính là ba ngôi biệt thự mang tên Lam Ngọc, Bạch Ngọc và Hồng Ngọc. Biệt thự Lam Ngọc gồm hai tòa nhà. Tòa đầu tiên nằm ngay lối vào, là nơi vợ chồng bà Trần Lệ Xuân thường nghỉ ở đây mỗi khi lên Đà Lạt dịp cuối tuần

 

Tòa thứ hai có quy mô nhỏ hơn, cũng là nơi nghỉ dưỡng của gia đình.
Tòa thứ hai có quy mô nhỏ hơn, cũng là nơi nghỉ dưỡng của gia đình.

 

Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu Pháp với mái ngói đỏ, ống khói, lò sưởi cùng nhiều cửa sổ.
Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu Pháp với mái ngói đỏ, ống khói, lò sưởi cùng nhiều cửa sổ.

 

Hai tòa nhà được trang bị hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, với phòng để họp, làm việc, khiêu vũ, trang điểm... Trong các phòng đều có lò sưởi kiểu Pháp. Hiện, phần lớn không gian của biệt thự là bảo tàng
Hai tòa nhà được trang bị hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, với phòng để họp, làm việc, khiêu vũ, trang điểm... Trong các phòng đều có lò sưởi kiểu Pháp. Hiện, phần lớn không gian của biệt thự là bảo tàng

 

Biệt thự Lam Ngọc được xây dựng kiên cố, có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn riêng của bà Trần Lệ Xuân
Biệt thự Lam Ngọc được xây dựng kiên cố, có đường hầm thoát hiểm nội bộ và hầm trú ẩn riêng của bà Trần Lệ Xuân

 

Hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Các cửa kính có khả năng chống đạn. Hiện, các lối xuống hầm không cho du khách tham quan.
Hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Các cửa kính có khả năng chống đạn. Hiện, các lối xuống hầm không cho du khách tham quan.

 

Biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình bà Xuân và các sĩ quan cao cấp
Biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình bà Xuân và các sĩ quan cao cấp

 

Trước biệt thự Bạch Ngọc là một bể bơi dung tích 300 m3, sâu 1,2 - 2,2 m. Đây là bể bơi nước nóng duy nhất của toàn miền Nam thời điểm đó.
Trước biệt thự Bạch Ngọc là một bể bơi dung tích 300 m3, sâu 1,2 - 2,2 m. Đây là bể bơi nước nóng duy nhất của toàn miền Nam thời điểm đó.

 

Biệt thự Hồng Ngọc được bà Xuân xây dựng tặng cha mình là ông Trần Văn Chương - thời điểm đó đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ
Biệt thự Hồng Ngọc được bà Xuân xây dựng tặng cha mình là ông Trần Văn Chương - thời điểm đó đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ

 

Ba ngôi biệt thự có những nét kiến trúc riêng, kết nối với nhau qua những lối đi và khu vườn được thiết kế hài hòa. Nổi bật nhất là vườn hoa do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế. Trong vườn có một hồ nước, khi bơm đầy sẽ tạo thành hình địa đồ Việt Nam
Ba ngôi biệt thự có những nét kiến trúc riêng, kết nối với nhau qua những lối đi và khu vườn được thiết kế hài hòa. Nổi bật nhất là vườn hoa do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế. Trong vườn có một hồ nước, khi bơm đầy sẽ tạo thành hình địa đồ Việt Nam

 

Sau cuộc đảo chính 1963, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên. Từ năm 2007, công trình trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.  Ở khu bảo tàng còn lưu giữ nhiều hình ảnh trước kia của biệt điện. Khu tham quan mở cửa trong khung giờ hành chính với giá vé 15.000 đồng một người
Sau cuộc đảo chính 1963, tòa biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên. Từ năm 2007, công trình trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Ở khu bảo tàng còn lưu giữ nhiều hình ảnh trước kia của biệt điện. Khu tham quan mở cửa trong khung giờ hành chính với giá vé 15.000 đồng một người

(Theo vnexpress.net)