Về phương Nam ghé thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực

08:02, 02/02/2021

(LĐ online) - Chẳng phải đợi đến tháng 8 âm lịch, quanh năm du khách phương xa vẫn tìm đến tham quan, ai cũng mong muốn được thắp nén hương bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ đến vị Anh hùng dân tộc, người đã truyền nhiều cảm hứng, khẳng định tấm lòng yêu nước vĩ đại của người Việt.

(LĐ online) - Chẳng phải đợi đến tháng 8 âm lịch, quanh năm du khách phương xa vẫn tìm đến tham quan, ai cũng mong muốn được thắp nén hương bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ đến vị Anh hùng dân tộc, người đã truyền nhiều cảm hứng, khẳng định tấm lòng yêu nước vĩ đại của người Việt.
 
Ông Đặng Công Bình - Trưởng Ban bảo vệ di tích đền thờ hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (giữa) kể với khách tham quan về nguồn gốc của ngôi đền
Ông Đặng Công Bình - Trưởng Ban bảo vệ di tích đền thờ hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (giữa) kể với khách tham quan về nguồn gốc của ngôi đền
 
Đó là Di tích đền - mộ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ngọn cờ đầu trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, chủ nhân của câu nói nổi tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.
 
Tượng đúc đồng chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực
Tượng đúc đồng chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực
 
Theo ông Đặng Công Bình - Trưởng Ban bảo vệ di tích đền - mộ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có ở nhiều tỉnh, thành phố nhưng phần mộ của ông hiện đang được đặt ở TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Ngôi đền đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1988. Bên cạnh phần mộ, đền còn có khu thờ tự, nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của ông. 
 
Ông Ba Hùng, mỗi năm dành từ 2 – 3 tháng từ TP Hồ Chí Minh về TP Rạch Giá để làm công quả cho đền, thể hiện lòng biết ơn của mình với ông vị anh hùng dân tộc
Ông Ba Hùng, mỗi năm dành từ 2 - 3 tháng từ TP Hồ Chí Minh về TP Rạch Giá để làm công quả cho đền, thể hiện lòng biết ơn của mình với ông vị anh hùng dân tộc
 
Đây là ngôi đền lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Giữa thành phố ngày càng náo nhiệt bởi sức hút của du lịch, ngôi đền nằm lặng lẽ bên dòng sông, rợp mát bóng cây bồ đề xanh tốt. Bước qua cổng là bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng mang dáng vẻ oai nghiêm với khí thế trung nghĩa, bất khuất trong những ngày tham gia kháng chiến.
 
Năm 2012, tỉnh Kiên Giang tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Trung Trực để nơi đây trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến Kiên Giang. Đây là nơi lưu giữ những chiến tích, kỷ vật, hiện vật về thân thế sự nghiệp, chiến công lừng lẫy của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; đồng thời, cũng là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục lịch sử lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người đã không tiếc máu xương bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trước giặc ngoại xâm.
 
Bia đá khắc câu nói nổi tiếng của ông, thể hiện công ơn và ý chí bất khuất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
Bia đá khắc câu nói nổi tiếng của ông, thể hiện công ơn và ý chí bất khuất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
 
Ông Bình cho biết, vào ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch hàng năm, đền tổ chức lễ hội truyền thống tưởng niệm ngày Anh hùng Nguyễn Trung Trực hi sinh. Người dân từ các nơi chẳng hẹn ùn ùn kéo về, thể hiện tấm lòng biết ơn của người dân không chỉ riêng Nam bộ mà trên khắp cả nước. 
 
Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực luôn là điểm dừng chân để du khách viếng thăm và chiêm bái
Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực luôn là điểm dừng chân để du khách viếng thăm và chiêm bái
 
“Thống kê năm 2019, lễ hội truyền thống thu hút hơn 1,2 triệu đồng bào. Từ khắp các nơi, bà con mang sản vật quê hương của mình tụ về đây, cùng tổ chức dâng hương, tổ chức các bếp ăn. Nhiều người coi lễ hội này như ngày giỗ của người thân trong gia đình, tất bật làm công quả. Sau lễ, hàng chục tấn gạo, rau củ, nhu yếu phẩm… được quyên lại cho các trường học, trại trẻ mồ côi, bếp ăn tình thương… chia sẻ với những mảnh đời còn nhiều khó khăn” - ông Bình cho hay.
 
Bên cạnh đó, đền còn có phòng thuốc nam với các lương y giỏi bắt mạch, kê toa, châm cứu miễn phí cho người dân. Trung bình mỗi ngày có từ 100 - 200 lượt thăm, khám. Hiện, Ban bảo vệ di tích đền cũng đang tiến hành mở rộng thêm nhiều khoa, phòng chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu của bà con, đặc biệt là những người khó khăn, yếu thế trong xã hội. 
 
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1837 - 1868), tên thật là Nguyễn Văn Lịch, quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Long An). Xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ. 
 
Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa, Rạch Giá. Ngày 16/6/1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt hàng trăm quân lính Pháp và làm chủ tình hình. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10/1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Trước lúc bị hành hình, ông dõng dạc hô lớn: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. Những chiến công hiển hách của ông cũng là nguồn cảm hứng cho lớp lớp thanh niên trai tráng Nam bộ đứng lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. 
 
HÀ THANH