Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, thành phố cũng triển khai 5 dự án và 13 nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhiệm vụ quản lý nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp; khai thác kết quả các đề tài nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất giống cây trồng và tổ chức chuyển giao quy trình canh tác theo tiêu chuẩn. Cụ thể các đề tài như: Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận atiso, Lắp đặt hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu cho các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp trên hoa cúc; Xây dựng phần mềm ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây trồng chính tại Đà Lạt; Xây dựng mô hình trồng giống khoai lang mật được nhân cấy bằng kỹ thuật invitro cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Tà Nung; Xây dựng mô hình trồng trà hoa vàng xen các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
Thời gian qua, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” và các nhãn hiệu có thế mạnh khác, thành phố đã cấp 768 nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, trong đó có 653 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hoa; 91 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh rau, 10 cơ sở du lịch canh nông và 17 cơ sở kinh doanh cà phê); cấp 22 nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất”, 46 nhãn hiệu “Hồng Đà Lạt” và 21 nhãn hiệu “Dâu tây Đà Lạt”.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin