Từ nghiên cứu loài giun biển, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại vật liệu xây dựng mới có hàm lượng carbon thấp, có tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.
Các nhà khoa học đã phát triển loại vật liệu xây dựng mới sử dụng chất kết dính có nguồn gốc tự nhiên |
Từ nghiên cứu loài giun biển, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại vật liệu xây dựng mới có hàm lượng carbon thấp, có tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong lĩnh vực xây dựng.
Theo Tân Hoa Xã, nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Kỹ thuật Vật lý và Hóa học (TIPC), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, thực hiện và được công bố trên Tạp chí Matter.
Chuyên gia Wang Shutao tại TIPC, một tác giả nghiên cứu trên, cho biết: “Vật liệu xây dựng trên cơ sở ximăng truyền thống tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong quá trình sản xuất và phát thải nhiều khí CO2, vì vậy việc phát triển các loại vật liệu xây dựng mới có hàm lượng carbon thấp rất có ý nghĩa."
Các nhà nghiên cứu đã quan sát một loài giun biển đặc biệt, gọi là giun lâu đài cát, có cách xây tổ độc đáo. Chúng tiết ra một dung kịch kết dính các hạt cát hoặc các mảnh vỏ ốc với nhau để tạo thành những lâu đài cát.
Từ quan sát này, các nhà khoa học đã phát triển loại vật liệu xây dựng mới sử dụng chất kết dính có nguồn gốc tự nhiên.
Theo nghiên cứu, vật liệu xây dựng mới này rất linh hoạt, có thể kết dính nhiều loại cát khác nhau, như cát sa mạc, cát biển, xỉ bêtông, xỉ than và cặn khoáng. Vật liệu này có hiệu suất cơ học tốt, tính tái chế độc đáo, chống chịu mọi điều kiện thời tiết và khả năng đàn hồi.
Chuyên gia Wang Shutao cho biết: “Những đặc tính vượt trội khiến vật liệu mới này trở thành loại vật liệu xây dựng đầy hứa hẹn trong các công trình xây dựng ít carbon thế hệ tiếp theo”.
(Theo Vietnam+)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin