(LĐ online) - Nước ngầm trên đảo Jeju đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Để ngăn chặn vấn đề này, canh tác nông nghiệp sử dụng phân bón vi sinh đang được nghiên cứu, áp dụng và dần trở nên phổ biến trên toàn cầu.
Quýt Hallabong: Đặc sản đảo Jeju, Hàn Quốc |
Tại vườn cây quýt hallabong, nước được phun dưới gốc cây, nơi có nhiều rễ xơ mọc bám vào rễ chính nhờ sử dụng phân bón vi sinh. Giáo sư Han Yeon-su của Đại học Quốc gia Chonnam nhận định: "Phương pháp canh tác vi sinh giúp nông dân duy trì sản xuất nông nghiệp bền vững với chi phí thấp, qua đó giảm bớt áp lực tài chính. Nếu tiếp tục sử dụng, phương pháp này có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm nước ngầm của đảo Jeju".
Trong kỷ nguyên trung hòa carbon, mối quan tâm đến nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngày càng tăng. Những nỗ lực sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn đang diễn ra tích cực ở cấp độ quốc tế. Giáo sư J. Heiner Lieth thuộc Đại học California, Mỹ, chia sẻ: "Trên khắp thế giới, các chính phủ đang thúc đẩy nông dân sử dụng công nghệ để tập trung hơn vào việc sử dụng phân bón vi sinh hiệu quả".
Các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường đang được phát triển và quảng bá tích cực ở Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến ở nước ngoài nhờ hiệu quả được chứng minh trong thực tế. Park Yoon-seok, CEO công ty xuất khẩu phân bón vi sinh, cho biết: "Chúng tôi đã xuất khẩu sàn phẩm vi sinh sang Mỹ và Việt Nam, và dự định xuất khẩu sang Indonesia và Philippines. Chúng tôi sẽ nỗ lực để mở rộng công nghệ này ra toàn cầu".
Phương pháp canh tác bằng phân bón vi sinh được công nhận tại các hội nghị quốc tế, kỳ vọng nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên toàn cầu như một quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin