Thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (TTNT), 3 năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng các cơ chế phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh qua nhiều nghị quyết, đề án, kế hoạch về: chuyển đổi số, ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số, thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển kinh tế số và xã hội số; dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở...
Ứng dụng tự động hóa vào nông nghiệp đã thay thế cho hàng chục lao động tưới nước, bón phân ở các trang trại rộng lớn. Ảnh: Thân Thu Hiền |
Đến nay, Lâm Đồng đã thiết lập hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất sử dụng chung; 100% cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở có hạ tầng đảm bảo công tác quản lý và điều hành qua môi trường mạng; duy trì ổn định hệ thống mạng CAMPUS của Trung tâm Hành chính tỉnh. Hoàn thành kết nối 21/23 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các bộ, ngành, Trung ương với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II đến 173 điểm trên địa bàn toàn tỉnh, 12/12 huyện, thành phố (đạt 100%), 142/142 xã, phường, thị trấn (đạt 100%).
142/142 xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng mạng băng rộng cáp quang, mạng di động 3G, 4G (độ phủ đạt 100% khu dân cư, tỷ lệ đến hộ gia đình đạt 91,53%); đã triển khai thí điểm 12 điểm phát sóng 5G trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh đã thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức, đã thực hiện đồng bộ 29.807/29.807 hồ sơ theo quy định của Bộ Nội vụ. Hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) đối với 100% công dân thường trú đủ điều kiện tại địa phương.
Ứng dụng tự động hóa vào nông nghiệp đã thay thế cho hàng chục lao động tưới nước, bón phân ở các trang trại rộng lớn |
Toàn tỉnh có 168/168 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai thực hiện tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế bằng CCCD. Triển khai liên thông giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử tại 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 để làm thủ tục sân bay từ ngày 07/6/2023. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức không yêu cầu xác nhận chứng minh nhân dân 9 số khi đã có trên mã QR của thẻ CCCD; 100% cơ sở lưu trú trên địa bàn thực hiện thông báo lưu trú qua ứng dụng VNeID, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu các hiện vật của Bảo tàng Lâm Đồng, phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đã số hóa cơ sở dữ liệu hồ sơ khoa học cập nhật vào phần mềm quản lý 4.000/5.000 hiện vật; xây dựng Bảo tàng ảo hoạt động trên môi trường internet, số hóa 3D 200 hiện vật có giá trị đang trưng bày, đồng thời tích hợp vào hệ thống tham quan 3D (bảo tàng ảo) trên website: https://3d.baotanglamdong.com.vn. Bên cạnh đó, nhiều ngành đã ứng dụng tự động hóa mạnh mẽ như nông nghiệp, y tế, ngân hàng... đã ứng dụng tự động hóa mạnh mẽ.
Triển khai thí điểm Cổng dữ liệu mở địa chỉ https://data.lamdong.gov.vn cung cấp 24 chủ đề, 131 tập dữ liệu, với khoảng hơn 1.000 trường thông tin và kho dữ liệu dùng chung tại https://khodulieu.lamdong.gov.vn cung cấp 15 lĩnh vực (tài nguyên môi trường, văn hóa thể thao du lịch, nông nghiệp phát triển nông thôn...) với 59 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh đã hoàn thành kết nối 21/23 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các bộ, ngành, Trung ương thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Thực hiện thí điểm nền tảng bản đồ số (GIS) trong quản lý phát triển đô thị, công khai thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên cổng thông tin quy hoạch tại địa chỉ: https://quyhoach.lamdong.gov.vn/. Đến nay, đã số hóa và đưa lên khoảng 70% (29 đồ án) quy hoạch được phê duyệt của các đô thị và phân khu trên địa bàn tỉnh. Cổng thông tin công bố quy hoạch TP Đà Lạt cung cấp các thông tin liên quan đến các dự án về chỉnh trang đô thị như: xây dựng các khu chung cư mới, quy hoạch các khu đô thị, di dời nhà ở, tái kiến thiết các khu vực,... giúp người dân và doanh nghiệp không phải đối mặt với những vấn đề bức xúc.
Tỉnh đã đưa vào hoạt động Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) phục vụ chỉ đạo, điều hành tập trung, với giao diện kết nối hỗ trợ người dân trên 2 phiên bản cho máy tính (website) và cho điện thoại di động (App). Đã có 2 sở, ngành và 10/12 huyện, thành ra mắt Trung tâm Giám sát và điều hành thông minh (IOC) phục vụ quản lý, điều hành công việc tại đơn vị, địa phương.
Nền tảng họp trực tuyến được duy trì, vận hành ổn định, kết nối 173 điểm cầu trên địa bàn toàn tỉnh (142/142 xã, phường, thị trấn; 12/12 huyện, thành phố và 8 điểm cầu cấp tỉnh). Chỉ riêng năm 2023, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hơn 100 cuộc họp từ các cấp; các cuộc họp về kinh tế - xã hội hàng quý đều thực hiện kết nối từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn, góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành.
Thí điểm ứng dụng Công dân số Lâm Đồng, đến thời điểm hiện tại đã có 21.598 lượt tải, 422 tài khoản đăng ký trên ứng dụng. Việc số hóa dữ liệu hộ tịch đã thực hiện 832.290/1.670.748 dữ liệu (đạt 49,82%). Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính (https://dichvucong.lamdong.gov.vn) được xây dựng thống nhất, liên thông 4 cấp từ cấp xã lên cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương. Hoàn thành việc kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tổng số TTHC của tỉnh là 1.755, đã cung cấp 479 dịch vụ công toàn tỉnh, 713 dịch vụ công một phần trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các TTHC. 68,06% hồ sơ TTHC được số hóa kết quả giải quyết TTHC; 57% hồ sơ nộp trực tuyến; bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công xếp thứ 4/63 tỉnh, thành.
100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, huyện có Trang thông tin điện tử. Hệ thống thư điện tử hoạt động ổn định đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh với 6.750 hộp thư điện tử. 100% sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã được cấp chữ ký số.
Duy trì hoạt động có hiệu quả nền tảng Trung tâm Giám sát điều hành an toàn thông tin mạng tỉnh Lâm Đồng (SOC), đã phát hiện và loại bỏ các phần mềm độc hại trên các hệ thống thông tin được giám sát, đảm bảo an toàn an ninh thông tin các hệ thống.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ mọi lĩnh vực đời sống, tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn như: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, khả năng tiếp cận, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT còn hạn chế. Việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia đang hình thành vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong kết nối, chia sẻ dữ liệu. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.538 lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin; nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT vẫn còn yếu và thiếu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chưa phát huy sức mạnh của TTNT trong việc kết hợp giữa những kiến thức thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại điện tử... Trong thời gian tới, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là cần thiết nhất; đồng thời thúc đẩy các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp về TTNT; thu hút nhân tài về AI, tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng TTNT làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin