Thứ 2, 28/04/2025, 21:13

Trồng rừng kinh tế - hướng đi hiệu quả của Đạ Tẻh

03:06, 14/06/2011

Thực hiện kết luận số 38-KL/TU ngày 19/6/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển KT-XH huyện Đạ Tẻh giai đoạn 2006-2010, Huyện ủy Đạ Tẻh có Nghị quyết 07-NQ/HU ngày 27/6/2007 về đầu tư trồng rừng kinh tế.

Là một trong 3 huyện phía nam của tỉnh không có được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển KT-XH như ở nhiều địa phương khác trên địa bàn Lâm Đồng, nhưng bù lại, Đạ Tẻh có diện tích rừng lớn lên đến 36.017 ha, chiếm 68,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó, rừng phòng hộ 5.168 ha, rừng sản xuất 30.849 ha và trong diện tích rừng sản xuất có khá lớn diện tích rừng nghèo kiệt.
Thực hiện kết luận số 38-KL/TU ngày 19/6/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển KT-XH huyện Đạ Tẻh giai đoạn 2006-2010, Huyện ủy Đạ Tẻh có Nghị quyết 07-NQ/HU ngày 27/6/2007 về đầu tư trồng rừng kinh tế. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện đã chứng minh sự đúng đắn và hiệu quả KT-XH của Nghị quyết nói trên.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/HU về trồng rừng kinh tế giai đoạn 2007-2010, UBND huyện Đạ Tẻh đã lập quy hoạch, xây dựng phương án trình UBND tỉnh và được UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế ở huyện Đạ Tẻh với tổng diện tích 8281 ha. Với tổng diện tích cho phép chuyển đổi này, UBND huyện Đạ Tẻh chỉ đạo ngành lâm nghiệp, các xã, thị trấn và các ngành hữu quan phối hợp tổ chức giao cho các hộ dân (chủ yếu là các hộ thiếu đất sản xuất và đồng bào DTTS) và các doanh nghiệp trong-ngoài địa phương kết hợp giữa QLBV rừng, trồng rừng kinh tế, với chăn nuôi dưới tán rừng.

Đối với các hộ dân nhận khoán QLBVR và nhận đất trồng rừng kinh tế: Trên cơ sở đề nghị của các xã, thị trấn, gần 4 năm qua, UBND huyện Đạ Tẻh đã giao cho hàng ngàn hộ đồng bào DTTS gốc địa phương 1.548,49 ha rừng nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế, trong đó có 355 ha đã được giao cho các hộ đồng bào DTTS trồng điều từ diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt thuộc dự án BVR & PTNT; 457,81 ha đất lâm nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp để bố trí đất sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS tại xã Đạ Pal và Quảng Trị; 245,69 ha đất lâm nghiệp giao cho các hộ đồng bào DTTS xã Triệu Hải trồng rừng kinh tế; 64 ha đất lâm nghiệp giao cho đồng bào DTTS xã Đạ Bil, xã Triệu Hải trồng cây điều; 489 ha đất lâm nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp để giao đất sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS xã Hương Lâm, xã Đạ Kho.

Cùng với UBND huyện, Công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh đã khoán đất trồng rừng kinh tế theo Nghị định 135, Quyết định 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 744 hộ dân ở các xã xã Quốc Oai, Mỹ Đức, Đạ Kho, Quảng Trị, Triệu Hải, An Nhơn, Đạ Pal với tổng diện tích gần 1409 ha trên diện tích được phê duyệt 1550 ha. Trên diện tích đất lâm nghiệp được giao các hộ dân đã tiến hành trồng rừng kinh tế bằng các loại cây điều, cao su, keo tai tượng. Nhìn chung, rừng kinh tế phát triển tốt và đã bước đầu cho sản phẩm hạt điều.

Đối với việc giao khoán QLBVR, trồng rừng kinh tế gắn với chăn nuôi dưới tán rừng cho các doanh nghiệp trong-ngoài địa phương: Từ năm 2007 đến nay đã có 18 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép đầu tư khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng kinh tế, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng với tổng diện tích 7.118,52 ha (khoanh nuôi bảo vệ rừng 2.040,93 ha, cải tạo rừng nghèo kiệt, trồng rừng kinh tế 4.782,74 ha), với tổng vốn đang ký đầu tư 891,56 tỷ đồng. Đến nay đã thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng được 1564 ha, cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế 952 ha, trong đó trồng cao su 833,9 ha, trồng keo tràm, keo tai tượng 533,2 ha, trồng cây gió bầu lấy trầm 29,5 ha, trồng gỗ sao, dầu 18 ha, đã dọn xong thực bì chuẩn bị xuống giống được 987 ha, làm đường giao thông nội bộ của các doanh nghiệp 169,5 km, xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc 10.149 m2, khai thác tận thu lâm sản 18.229,24 m3 gỗ lớn, 4.282,442 m3 gỗ tận dụng và gần 20.000 ste củi. Các doanh nghiệp đã đầu tư thực hiện dự án 491,47 tỷ đồng và đã nộp vào ngân sách nhà nước gần 12,7 tỷ đồng tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng.

Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về đầu tư trồng rừng kinh tế sau gần 4 năm qua, ông Nguyễn Văn Hải-Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, khẳng định: Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và bước đầu đã mang lại hiệu quả trên nhiều phương diện KT-XH. Về phương diện xã hội, việc trồng rừng kinh tế đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, trong đó có một bộ phận khá lớn là đồng bào DTTS gốc bản địa. Chỉ tính riêng trong 18 doanh nghiệp được cấp giấy phép khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng kinh tế đã giải quyết được việc làm ổn định cho gần 600 lao động, trong đó có gần 500 lao động là người địa phương Đạ Tẻh, với mức thu nhập bình quân trên 2,5 triệu dồng/người/tháng. Ngoài ra, còn có hàng trăm lao động hợp đồng thời vụ, với mức thu nhập khá cao, cho phép ổn định cuộc sống, góp phần cùng với địa phương giải quyết tốt vấn đề xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và ANCT-TTATXH.

Mặt khác, việc cho phép các doanh nghiệp khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng, chống xói mòn, bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện. Về phương diện kinh tế, ngoài việc bước đầu các doanh nghiệp tận thu được lâm sản trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng kinh tế và nộp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng, khi rừng kinh tế đi vào giai đoạn thu hoạch, khai thác sẽ mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn về doanh thu, lợi nhuận cho các hộ dân, các doanh nghiệp được giao khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế và nộp thuế cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Đặc biệt, đến giai đoạn thu hoạch, khai thác rừng kinh tế sẽ mở ra triển vọng lớn cho ngành công nghiệp chế biến của địa phương, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ vào việc chuyển dịch nến kinh tế của Đạ Tẻh từ nông nghiệp sang công nghiệp-dịch vụ thương mại. Đó là hiệu quả kinh tế lớn có tính bền vững, lâu dài của chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế. Trên cơ sở những kết quả đạt được bước đầu về KT-XH nói trên, thời gian tới huyện Đạ Tẻh tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ dân, các doanh nghiệp được tiếp tục nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, cải tạo rừng nghèo kiệt và trồng rừng kinh tế.
Hoàng Kiến Giang