Thứ 3, 22/04/2025, 13:50

Một năm nỗ lực vượt bậc của hoạt động tín dụng chính sách

07:01, 22/01/2019

(LĐ online) - Phiên họp trực tuyến với 12 điểm cầu tại các địa phương trong toàn tỉnh Lâm Đồng có sự tham dự của bà Trần Lan Phương – Phó Tổng Giám đốc NHCSXH; ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh Lâm Đồng; đại diện các Hội đoàn thể gồm Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và các Sở, ngành Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lao động – TBXH; cùng Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.

(LĐ online) - Phiên họp trực tuyến với 12 điểm cầu tại các địa phương trong toàn tỉnh Lâm Đồng có sự tham dự của bà Trần Lan Phương – Phó Tổng Giám đốc NHCSXH; ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh Lâm Đồng; đại diện các Hội đoàn thể gồm Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và các sở, ngành Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lao động – TBXH; cùng Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng.
 
Phó Chủ tịch NHCSXH Việt Nam Trần Lan Phương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên chủ trì phiên họp.(DSC04199) Ảnh LÊ HOA
Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Trần Lan Phương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên
chủ trì phiên họp. Ảnh: LÊ HOA

Báo cáo tổng kết năm 2018 của NHCSXH Lâm Đồng, cho biết: Tổng nguồn vốn đến 31/12/2018 là 3.214.899 triệu đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017. Doanh số cho vay 1.156.577 triệu đồng, với 42.118 lượt khách hàng vay vốn, tăng 52,5% so với năm 2017. Đến 31/12/2018, chi nhánh thực hiện 14 chương trình cho vay với tổng dư nợ 3.077.646 triệu đồng/96.394 hộ vay, tốc độ tăng trưởng 9,9% so với đầu năm, đạt 99,6% kế hoạch giao. Trong đó, có 2 chương trình mới là cho vay nhà ở xã hội và cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.Tổng nợ quá hạn, nợ khoanh là 12.380 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 5.545 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,18% tổng dư nợ. Đến 31/12, dư nợ ủy thác cho vay qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (CTXH) là Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên đạt 3.070.118 triệu đồng/2.501 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)/96.250 khách hàng, chiếm tỷ lệ 99,8%.
 
Trong năm 2018, BĐD HĐQT NHCSXH các cấp đã triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch triển khai của Chính phủ, của Tỉnh ủy và của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách(TDCS), như chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH; tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết cho vay đối tượng đặc thù tại địa phương; xây dựng mô hình Tổ hợp tác TK & VV tại tỉnh Lâm Đồng; phối hợp với các sở, ngành lồng ghép nhiệm vụ của ngành mình với TDCS để phát huy hiệu quả TDCS; thành viên BĐD các cấp đã tích cực, chủ động thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch...
 
Nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH trong năm đã giúp cho 2.955 lượt hộ nghèo, 4.139 lượt hộ cận nghèo, 7.751 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất đầu tư chăm sóc 7.384 ha cà phê, 2.308 ha rau, hoa, 9.230 con trâu, bò, 508 ha dâu tằm, 893 ha chè..; giúp 248 hộ dân tộc thiểu số nghèo vay vốn chuyển đổi nghề; giải quyết việc làm cho 2.696 lao động; tạo điều kiện cho trên 4.000 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí học tập; giúp 12.944 hộ sống ở vùng nông thôn xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh hợp chuẩn; giúp 211 hộ nghèo vay vốn để làm nhà ở; 26 hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội... 
 
Bà Trần Lan Phương – Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam đánh giá: Năm 2018, NHCSXH VN tiếp tục  nhận được sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức CTXH tăng vốn điều lệ và bố trí vốn ủy thác, đem lại kết quả hoạt động rất tốt trong năm 2018. Đặc biệt, công tác truyền thông rất nổi bật, có những chuyên trang riêng hay các gameshow về các chương trình TDCS, cùng hàng ngàn tin bài phản ánh, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông…
 
Riêng tỉnh Lâm Đồng, nhiều năm qua đã luôn có sự nỗ lực vượt bậc trong hoạt động TDCS, trong phối hợp hoạt động với các ban, ngành và tổ chức CTXH, trong chuyển vốn đối ứng từ các địa phương và MTTQ. Vì vậy, người dân Lâm Đồng đã có điều kiện tốt hơn để tiếp cận nguồn vốn TDCS và vươn lên thoát nghèo, giúp cho gần 100 ngàn hộ chính sách vay vốn, tăng trưởng vốn 9,9%. Cán bộ hoạt động TDCS ở các huyện, ngành, tổ chức CTXHđược đánh giá rất cao... Những khó khăn của Lâm Đồng trong hoạt động TDCS, như nợ quá hạn, chuyển vốn ủy thác... cũng tốt hơn mức bình quân chung toàn quốc và ở khu vực Tây Nguyên. 
 
Ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, liệt kê 10 điểm nổi bật của hoạt động TDCS qua báo cáo, đó là: truyền thông, công khai minh bạch, huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn dưới 0,2%, công tác kiểm tra giám sát đạt 10% kế hoạch có đối chiếu phân loại nợ, bình xét công khai đúng đối tượng - sử dụng vốn vay hiệu quả, phối kết hợp giữa các Hội đoàn thể - các cấp chính quyền - các ban ngành, thực hiện đủ 14 chương trình TDCS và Chỉ thị 40 của TW Đảng, củng cố tổ chức bộ máy, mạng lưới đã làm thường xuyên trong năm và công tác thi đua khen thưởng. 3 mặt hạn chế cần khắc phục: nợ quá hạn đã tăng hơn 700 tỷ đồng và 12 xã có nợ quá hạn trên 5%, tăng Tổ TK&VV yếu và trung bình, công tác quản lý các hộ đi khỏi địa phương đang lúng túng.
 
Sang năm 2019, tỉnh yêu cầu, ngoài việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong hoạt động TDCS và các chỉ tiêu định hướng, Chi nhánh NHCSXH tỉnhLâm Đồng phấn đấu vượt 5% chỉ tiêu Trung ương giao, tăng trưởng tín dụng đạt và vượt kế hoạch, nợ quá hạn giảm xuống dưới 0,17%, tỷ lệ các Tổ TK&VV tốt và khá là 98% - không có tổ yếu, không còn xã nợ quá hạn trên 5%, chỉ tiêu kiểm tra – giám sát theo kế hoạch 100% và không để dồn đến cuối năm.
 
LÊ HOA