Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành.
Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 3 Thông tư liên tịch lĩnh vực Quan hệ lao động và Tiền lương sau đây:
- Thông tư liên tịch 37/2011/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BNV-BNG hướng dẫn thực hiện Quyết định số 10/2011/QĐ-TTg về chế độ đối với những người trực tiếp tham gia và phục vụ công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.
- Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BLĐTBXH-BQP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo Nghị định 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011.
- Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011 - 2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011.
Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15 tháng 2 năm 2021.
Ngoài ra, từ tháng 2-2021, một số chính sách về lao động, tiền lương chính thức có hiệu lực. Cụ thể:
Lao động nữ làm trọn ngày đèn đỏ có thể được hưởng thêm tiền
Khoản 3 Điều 80 quy định:
- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Trường hợp lao động nữ làm trọn ngày đèn đỏ (không nghỉ 30 phút theo quy định) thì ngoài việc được hưởng nguyên lương ngày đó sẽ được nhận thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ với 2 điều kiện:
+ Lao động nữ chủ động không nghỉ.
+ Người sử dụng lao động đồng ý để NLĐ làm.
Những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước 120 ngày
Đối với những công việc đặc thù sau đây, NLĐ có HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên khi đơn phương chấm dứt phải báo trước ít nhất 120 ngày:
+ Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
+ Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
9 trường hợp Giấy phép lao động bị thu hồi
Đây là nội dung tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động (NLĐ) nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 15/02/2021).
Theo đó, giấy phép lao động (GPLĐ) bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- GPLĐ hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).
- Nội dung của HĐLĐ không đúng với nội dung của GPLĐ đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong GPLĐ đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh GPLĐ hết thời hạn/chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng NLĐ nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động hoặc NLĐ nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
- NLĐ nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Cách xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng
Ngày 28-12-2020, Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng được ban hành.
Theo đó hướng dẫn cách xếp lương đối với Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng như sau:
Áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.
+ Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
+ Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
+ Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 26-2-2021.
(THeo nld.com.vn)