(LĐ online) - Chiều ngày 30/10, tại TP Bảo Lộc, Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng phối hợp cùng Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các mô hình điển hình "Dân vận khéo" trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng đồng bào có đạo trên địa bàn toàn tỉnh năm 2019. Các đồng chí Nguyễn Thị Lệ - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và Nguyễn Văn Triệu - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc chủ trì Hội nghị.
(LĐ online) - Chiều ngày 30/10, tại TP Bảo Lộc, Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng phối hợp cùng Thành ủy Bảo Lộc đã tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các mô hình điển hình “Dân vận khéo” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng đồng bào có đạo trên địa bàn toàn tỉnh năm 2019. Các đồng chí Nguyễn Thị Lệ - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và Nguyễn Văn Triệu - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc chủ trì Hội nghị.
|
Toàn cảnh Hội nghị |
Báo cáo tại Hội nghị, hiện nay, dân số toàn tỉnh có 1.307.163 người, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào DTTS có 70.655 hộ, với hơn 314.100 nhân khẩu, chiếm 24% dân số toàn tỉnh. Riêng đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 15% dân số toàn tỉnh. Hiện, toàn tỉnh có 66 xã và 468 thôn có trên 20% đồng bào DTTS sinh sống. Trong đó, nhiều xã, thôn, buôn có trên 80% dân số là đồng bào DTTS. Toàn tỉnh hiện có 7 tôn giáo gồm Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh Sư đạo và Bà Ha’I, với hơn 790.000 tín đồ (chiếm 65% dân số toàn tỉnh).
Qua 10 năm triển khai Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và được Nhân dân đồng tình hưởng ứng ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tình thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 8.641 mô hình điển hình “Dân vận khéo”. Trong đó, cấp tỉnh có 316 mô hình và cấp huyện, TP có 8.325 mô hình.
Riêng trong vùng đồng bào DTTS và vùng có đạo, sau 2 năm triển khai đã xây dựng được 87 mô hình “Dân vận khéo”. Đây chính là những “cầu nối” của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương để đưa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tận cơ sở. Từ đó, tạo được sự đồng thuận cao và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đồng bào và bà con giáo dân. Tuy nhiên, phong trào “Dân vận khéo” tại một số vùng đồng bào DTTS và vùng có đạo vẫn còn đó nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục, đổi mới.
Tại Hội nghị, đại diện 12 huyện, TP trong toàn tỉnh đã trình bày tham luận về việc xây dựng các mô hình điển hình “Dân vận khéo” trong vùng đồng bào DTTS và vùng có đạo. Qua đó, cùng nhau thảo luận đúc rút những bài học kinh nghiệm để phát triển các mô hình “Dân vận khéo” ngày càng sâu rộng và đạt hiệu quả cao trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Lệ - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã đánh giá cao những kết quả nổi bật mà mô hình “Dân vận khéo” đã và đang mang trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh. Đặc biệt đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần bà con đồng bào DTTS và giáo dân; tạo sự đồng thận xã hội, tập hợp và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc. Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy lưu ý, cần xác Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong vùng đồng bào DTTS và vùng có đạo là trách nhiệm hàng đầu của các cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương để ra sức thực hiện có hiệu quả; phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến mọi tầng lớp Nhân dân; cần xác định rõ các nội dung trọng tâm trong xây dựng các mô hình “Dân vận khéo”; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và có định hướng cụ thể để phát triển và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” có hiệu quả; tranh thủ, phát huy tối đa uy tín của các chức sắc tôn giáo, già làng, người có uy tín để phối hợp tuyên truyền vận động xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” trong quần chúng Nhân dân.
KHÁNH PHÚC