Quốc hội thông qua hai luật

10:11, 23/11/2019

Chiều 22-11, với lần lượt tỷ lệ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành là 91,51% và 91,72%, Quốc hội chính thức thông qua hai luật: Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi). Cả hai luật mới được thông qua đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.

Chiều 22-11, với lần lượt tỷ lệ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành là 91,51% và 91,72%, Quốc hội chính thức thông qua hai luật: Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi). Cả hai luật mới được thông qua đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.
 
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
 
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
 
Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hệ thống điện tử.
 
Kết quả biểu quyết có 442/447 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 91,51% trên tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam gồm tám Chương và 52 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.
 
Đáng chú ý, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam mới được thông qua không bổ sung đối tượng cấp Hộ chiếu ngoại giao đối với Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy Thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Về Hộ chiếu có gắn chíp điện tử, Luật quy định chỉ cấp Hộ chiếu có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam đủ từ 14 tuổi trở lên. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ chín nhóm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh và thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
 
  Kết quả biểu quyết thông qua Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
 
Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi)
 
Trước khi tiến hành biểu quyết thông qua Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi), Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
 
Tiếp đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Kết quả biểu quyết có 443/446 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 91.72% trên tổng số đại biểu Quốc hội.
 
Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) gồm tám chương và 50 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020, thay thế cho Luật Dân quân tự vệ năm 2009 hiện hành.
 
Đáng chú ý, Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) quy định rõ bảy nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ về tổ chức, vũ khí, biên chế, trang bị của dân quân tự vệ.
 
Đáng chú ý, Luật quy định rõ chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh. Cụ thể, đối với trường hợp không tham gia bảo hiểm y tế, nếu bị ốm, bị tai nạn, bị thương thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
 
Đối với trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
 
Đối với trường hợp bị thương thì được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh được xét công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
 
Chế độ, chính sách nêu trên được áp dụng cho dân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc đang là học viên đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở.
 
(Theo nhandan.com.vn)