(LĐ online) - Bệnh tiểu đường gây ra nhiều mối nguy hại cho cơ thể. Đây là bệnh mãn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, do đó người bệnh cần nắm bắt một số biện pháp hạn chế những tác hại của căn bệnh này.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết (đường trong máu) do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
Bệnh tiểu đường có mấy loại?
1. Đái tháo đường tuýp 1 (phụ thuộc insulin): Bệnh nhân bị thiếu insulin, cần insulin để ổn định glucose huyết. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. ĐTĐ tuýp 1 có tính di truyền, khi mẹ bị nguy cơ con bị là 3%, nguy cơ tăng đến 6% nếu cha bị ĐTĐ.
2. Đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin): Thể bệnh này bao gồm những người thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin, chiếm 90 - 95% các trường hợp ĐTĐ. Nguy cơ ĐTĐ tuýp 2 gia tăng với người lớn tuổi tuổi, béo phì, ít vận động, phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, những người có tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
3. Đái tháo đường thai kỳ: Là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và trước khi có thai người này không bị ĐTĐ tuýp 1, tuýp 2.
4. Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác gây nên.
Ai có nguy cơ cao mắc tiểu đường?
Người ít vận động thể lực; người tăng huyết áp; rối loạn lipid (mỡ) máu; thể trạng béo, thừa cân; gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột); phụ nữ bị buồng trứng đa nang; phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ...
Dấu hiệu bị tiểu đường hay tiền tiểu đường:
Khi thấy cơ thể có biểu hiện tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân; dấu “gai đen” (vệt màu nâu nhạt đến đen xuất hiện trên cơ thể ở những vị trí nếp gấp điển hình như cổ, nách, háng và chân ngực) nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Tác hại của bệnh tiểu đường:
Tiểu đường chứa đựng nhiều mối nguy hại tiềm ẩn cho cơ thể, nếu không được tư vấn điều trị, kiểm soát tốt đường huyết có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính (hôn mê, hạ đường huyết và nhiễm trùng) cùng nhiều biến chứng mãn tính nguy hiểm như:
Bệnh tim mạch: Tiểu đường trong thời gian dài gây ra các bệnh lý động mạch vành, có khả năng dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tình trạng glucose máu cao, cholesterol cao và huyết áp cao cũng gia tăng biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân bị tiểu đường.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa - Đại diện Phòng khám Đa khoa Phương Nam: “Bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời”. |
Suy thận: Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, dẫn đến tình trạng thận hoạt động kém hoặc suy thận (không còn khả năng lọc chất thải từ máu).
Ảnh hưởng đến thần kinh: Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Biến chứng thường thấy nhất là tổn thương dây thần kinh ở tay hoặc chân. Bệnh nhân sẽ thường gặp phải tình trạng đau nhức, tê bì tay chân. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử...
Bệnh võng mạc: Bệnh nhân tiểu đường có glucose máu cao, dẫn đến một số biến chứng về thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa. Tuy vậy, biến chứng này vẫn có thể kiểm soát nhờ vào việc thăm khám mắt định kỳ.
Ngoài ra, số ít bệnh nhân khi mắc bệnh tiểu đường còn gặp phải một số tác hại như: viêm nướu răng, nhiễm trùng da, khó thở khi ngủ,...
Bệnh tiểu đường còn là nguyên nhân khiến người bệnh giảm đi thị lực, thậm chí gây mù lòa |
Biện pháp hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa - Đại diện Phòng khám Đa khoa Phương Nam: “Tiểu đường là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, chủ động ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra bằng cách tập trung vào chế độ dinh dưỡng kết hợp vận động cơ thể phù hợp.”
Lời khuyên từ bác sĩ Phòng khám Đa khoa Phương Nam trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Kiểm soát cân nặng: Người bệnh nên chú ý đến cân nặng của cơ thể. Trong trường hợp thừa cân và mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần giảm cân để hạ đường huyết, cải thiện tình trạng sức khỏe.
Vận động cơ thể: Luyện tập các bộ môn thể thao như yoga, chạy bộ, đạp xe,... làm tăng độ nhạy cảm với insulin, giúp bệnh nhân giảm đường trong máu và giữ lượng đường ở mức tiêu chuẩn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bệnh nhân tiểu đường cần ăn uống theo chế độ khoa học, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ và tránh thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, các loại bánh kẹo,...
Kiểm tra lượng đường thường xuyên: Theo bác sĩ, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra lượng đường để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức tiêu chuẩn của cơ thể.
Người bệnh nên kiểm tra lượng đường để đảm bảo lượng đường luôn ở mức tiêu chuẩn |
Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn cùng hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, Phòng khám Đa khoa Phương Nam là một trong những địa điểm khám chữa bệnh hàng đầu tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây được đông đảo bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Với nhiều kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh tiểu đường, Phòng khám Đa khoa Phương Nam là địa điểm đáng tin cậy giúp bệnh nhân cân bằng lượng đường trong máu ở mức tiêu chuẩn của mỗi người và ngăn ngừa tối đa các biến chứng mà căn bệnh này gây ra.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam luôn hoạt động với mục tiêu: Tất cả vì bệnh nhân |
Phòng khám Đa khoa Phương Nam là thương hiệu trực thuộc DVA GROUP, tự hào là địa chỉ khám sức khỏe đáng tin cậy được đông đảo bệnh nhân yêu mến. Thực hiện sứ mệnh “Phòng khám của nhân dân”, Đa khoa Phương Nam đang nỗ lực cống hiến thật nhiều những giá trị thiết thực cho xã hội, cộng đồng. Đồng hành cùng người dân trên con đường chăm sóc sức khỏe toàn diện. Đa khoa Phương Nam - Phòng khám của nhân dân Địa chỉ: 81 Phan Đình Phùng, Phường 01, Tp. Đà Lạt Hotline: 0868 666 968 - 1900 633 698 Website: https://phuongnamhospital.com Email: phuongnamclinic@gmail.com |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin